ong nguyen ba thanh chet
12h15 trưa nay, nguồn tin của Một Thế Giới cho biết ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời vào lúc 12g 12 phút tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Trước đó, trao đổi riêng với PV báo điện tử Một Thế Giới gần trưa 13.2, GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết: "Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh rất là tệ, chúng tôi đang cố gắng kéo dài thời gian sống càng lâu càng tốt, nhưng cho đến bao giờ thì không nói được".

Lúc 12h40 xe cấp cứu từ Bệnh viện Đà Nẵng đưa ông Thanh về nhà riêng.
Tháp tùng theo chuyến xe này, có đầy đủ các quan chức của thành phố Đà Nẵng.
Hàng trăm người dân cũng lập tức đổ đến túc trực trước cửa nhà ông.
ong nguyen ba thanh chet
Xe bệnh viện đưa ông Bá Thanh về đến nhà - Ảnh TẤN VŨ (TTO) 
ong nguyen ba thanh chet
Xe của bệnh viện đưa ông Nguyễn Bá Thanh về nhà - Ảnh HỮU KHÁ (TTO) 
ong nguyen ba thanh chet
 Đưa ông Nguyễn Bá Thanh về nhà - Ảnh ĐĂNG NAM (TT0)
ong nguyen ba thanh chet
 Ảnh Infonet
ong nguyen ba thanh chet
Người dân tập trung trước cửa nhà ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông (VNe)
GS Khải cùng đoàn chuyên gia đã kết thúc hội chẩn sức khỏe cho ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đang điều trị bệnh tại khoa Ung bướu Bệnh viện Đà Nẵng) vào lúc 8h sáng nay (13.2).
GS Khải nói: “Tinh thần ông ấy rất là kém, ông ấy đi vào hôn mê sâu rồi, tất cả các chức năng sống như là hô hấp, thải chất độc, cho các chất dinh dưỡng vào cơ thể là hoàn toàn từ bên ngoài vào. Hoàn toàn phụ thuộc vào máy móc bên ngoài. Sự tiếp thu đó cũng thay đổi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. 
Cơ địa ông Thanh thì rất là yếu vì bản thân bệnh của ông là bệnh máu ác tính, thêm cái bệnh gan có từ trước. Nhiều chuyện lắm cho nên rất là tồi, ông phải sống nhờ phương tiện, không có phương tiện thì ông không sống cho đến bây giờ”. 
Về sự sống của ông Thanh, GS Khải khẳng định: “Sự sống ông Nguyễn Bá Thanh đang tính theo ngày chứ không phải tính theo tháng đâu”.
Su song ong Nguyen Ba Thanh dang tinh theo ngay-hinh-anh-1
Ông Nguyễn Bá Thanh đã đi vào hôn mê sâu.

"Trong vòng 3 ngày đã lọc máu 3 lần rồi, nếu không lọc máu thì không sống đến bây giờ. Sau mỗi lần lọc máu thì cơ địa khá lên một chút thôi, nó như cái tàu chìm ấy, nó không chìm ngay mà chìm chậm lại thôi.
Giờ này tôi đang nói với anh thì ở Bệnh viện Đà Nẵng vẫn đang lọc máu cho ông Bá Thanh".
Sáng nay, đoàn chuyên gia gồm cả GS Khải sau khi hội chẩn xong đã bay trở lại Hà Nội.

Ông Nguyễn Bá Thanh được nhiều người đánh giá là một nhà quản lý giỏi, rắn rỏi và bộc trực. Nhưng có lẽ hình ảnh của ông in đậm trong tâm thức của người dân là người dung dị, những phát ngôn bình dân nhưng rất thép. Ông Thanh là người cương trực, nói là làm.
"Nhậu với xe ôm"

"Là con cháu mình cả nên xót lắm! Nhưng biết làm thế nào được. Động viên không được được thì mở rộng trại giam Hòa Sơn ra để đón mấy ông cụ non ấy vào ở cho xã hội được yên” - ông thẳng thắn về vấn đề thanh niên hư hỏng, trộm cướp, gây bất an cho xã hội.


Làm lãnh đạo, nhưng nhìn bằng con mắt dân thường, ông Nguyễn Bá Thanh phê phán: Ở phường nào cũng có dân quân tự vệ, thôn trưởng, thôn phó… 
Mỗi tổ có đến 10 thậm chí 15 ông cứ ban ngày thì ra ngồi ì tại trụ sở. Ban đêm, tội phạm hoạt động thì không thấy mấy ông an ninh hay dân quân đâu?
Trong khi đó, tại Đà Nẵng có 2 tổ tự quản rất điển hình là Tổ xe thồ tự quản ở Hòa Cầm và Tổ nữ dân quân tự vệ ở quận Ngũ Hành Sơn… tay không bắt cướp thì chẳng thấy UBND TP khen thưởng hay động viên. Họ nghèo họ không có lương bổng gì mà tự nguyện ra bảo vệ an ninh thôn xóm như vậy thì không khen
“Tôi rất muốn xách vài chai rượu xuống ngồi uống với mấy ông xe thồ tự quản để động viên họ nhưng bận quá. Bận đến mấy thì sắp tới tôi cũng phải ngồi với họ, động viên họ” - ông Thanh dứt khoát. 


"Có những khoản nợ không phải xấu mà là quá xấu"

Tại kỳ họp thứ 4, quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh đã phát biểu: “Có những khoản nợ không phải xấu, mà là quá xấu, không bao giờ có thể đòi được. 
Một nước nghèo mà không dưới 100 tỉ USD cho nhà đất thì như thế nào? Ngân hàng Nhà nước phải thống kê nghiêm túc, phải phân tích số liệu chính xác thì mới xử lý rõ ràng”.
“Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”
Trong một cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đã đề cập đến một khái niệm là “văn hóa xấu hổ”.
Xuất phát từ việc “hứa hẹn nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu” hoặc thậm chí không làm mà vẫn hứa với dân của một số cán bộ, ông Thanh nhấn mạnh: “Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”.
“Cái được lớn nhất là lòng dân”
Điều này được ông Nguyễn Bá Thanh nói tại một buổi nói chuyện với hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã, phường đến các quận, huyện và sở ban ngành TP Đà Nẵng hồi cuối tháng 2/2012.
"Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng!"
Sáng 5.9.2012, trong buổi đối thoại với 64 hộ dân làng phong Hòa Vân (TP Đà Nẵng), Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói: "Bà con ở đây rồi, thỉnh thoảng tôi sẽ lên thăm.
Không phải đưa bà con vào đây rồi là thôi mà chính quyền sẽ luôn theo dõi. Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng!".
ong Nguyen Ba Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
"Không bảo vệ được cuộc sống của người dân là quá kém!"
Chiều 6.12.2012, phát biểu sau kết thúc kỳ họp thứ 5 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII, ông Nguyễn Bá Thanh khi đó là Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đã thẳng thắn:
"Xấu hổ thật! Một bộ máy khổng lồ, một hệ thống chính trị quá hùng hậu mà không bảo vệ được cuộc sống của người dân là quá kém. Không thể chấp nhận được!
Tôi ở trong Quốc hội, sau này có lẽ cũng phải đấu tranh, nghiên cứu sửa đổi lại luật lệ như thế nào. Cướp mà có vũ khí chống trả là có quyền bắn hạ. Phải làm như hồi mới giải phóng, ăn cướp nhan nhản, phải thành lập các đội săn bắt cướp, tiêu diệt để giữ bình yên cho dân. Chừ nhờn dần rồi!".
“Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt"
Cũng trong năm 2012, ông từng khẳng định: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.
ong Nguyen Ba Thanh
Người dân đứng ở sân bay Đà Nẵng để chờ ông  Nguyễn Bá Thanh- Ảnh: TTO
"Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ"
“Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ", ông Bá Thanh thẳng thắn khi nói chuyện với cán bộ phụ nữ và trao giải “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu” của Đà Nẵng năm 2011.
“Sung sướng mà không học nổi thì quá kém!”
Khi nói chuyện với 176 thiếu niên chậm tiến trên địa bàn TP Đà Nẵng, ông Bá Thanh chia sẻ: "Hồi chú đi học phải nhịn ăn, viết bút bằng tre cũng ráng. Giờ các cháu được sung sướng mà không học nổi thì quá kém!”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thể hiện 'đỉnh cao trí tuệ' khi loan báo kế hoạch sản xuất đại trà sắt, thép từ nguyên liệu... bùn đỏ
Phát biểu trong chuyến thăm dự án bauxite Nhân Cơ, Đăk Nông hôm 9/2/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu dẫn chứng về các 'hiệu quả kinh tế' của tổ hợp bauxite Tây Nguyên, từ đó ông này mạnh miệng tuyên bố "Dự án Tân Rai cho thấy, vấn đề hồ bùn đỏ là an toàn!”
Bất chấp những nguy hiểm từ bùn đỏ và các hậu quả khôn lường do môi trường bị tàn phá, người đứng đầu nhà cầm quyền CS tiếp tục khoe khoang về nguồn thu ngoại tệ 160 triệu USD trong năm 2014 nhờ việc đào bauxite lên bán cho Trung Cộng.

"Rõ ràng ở Tân Rai, hiệu quả kinh tế đã thấy rất tốt", ông Dũng kết luận.
Một lần nữa, phát ngôn lừa đảo của Nguyễn Tấn Dũng khiến người ta không khỏi phẫn nộ khi nhớ lại sự cố xảy ra hồi năm ngoái, lúc rạng sáng ngày 8/10/2014, hồ chứa bùn đỏ tại nhà máy bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) bất ngờ vỡ đập khiến hơn 20 ngàn mét khối chất thải độc hại tràn cả ra ngoài.

Vụ tràn bùn đỏ tại nhà máy bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) hồi tháng 10/2014.
Dùng bùn đỏ chế ra... sắt?
Không những lừa đảo, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đầu óc hoang tưởng khi cố tỏ ra 'tinh thông' về các kiến thức khoa học và kinh tế. 
Điều này thể hiện rõ khi báo VietNamNet trích dẫn nguyên văn lời ông Dũng về kế hoạch sử dụng bùn đỏ để làm ra... sắt, được nâng lên thành nhiệm vụ cho doanh nghiệp 'sản xuất đại trà'.  
"Chúng ta đã áp dụng công nghệ để sản xuất từ bùn đỏ ra sắt. Chúng ta đã làm được ở phòng thí nghiệm tốt rồi, nhưng còn một giai đoạn nữa để đưa ra sản xuất đại trà, sẽ giao cho doanh nghiệp làm", thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày 'sáng kiến'.
Về lý thuyết thì vẫn có thể xử lý bùn đỏ để tạo ra sắt thép, nhưng trên thực tế không ai làm việc này bởi chi phí sản xuất cực kỳ tốn kém. Do đó, 'ý tưởng' giao cho doanh nghiệp sản xuất đại trà theo công nghệ sản xuất sắt thép từ bùn đỏ cũng vẫn chỉ là trò lừa đảo của ông thủ tướng hoang tưởng.    
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 10/2014, đài RFA dẫn lời Tiến sỹ Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Quản lý Môi trường thuộc Đại học Công nghiệp bác bỏ tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất sắt từ bùn đỏ. 
Tiến sỹ Lê Huy Bá gọi kế hoạch trên chỉ có thể 'nói với con nít' và cho biết:
"Có ông lãnh đạo nào đó, hình như ông (Hoàng Trung Hải) trình một thỏi sắt/thép cho quốc hội. Nói như thế là nói với con nít chứ không thể nói với các nhà khoa học, vì làm một thỏi sắt như thế có thể làm được nhưng chi phí biết bao nhiêu mà kể! 

Trong bauxite có hai thành phần chính là nhôm và sắt; người ta chế biến alumin thành nhôm, còn sắt người ta có thể thu hồi và làm ra thỏi sắt như người ta đã làm. Thế nhưng khó lắm. Sắt ở đây thuộc dạng Fe2O3, hay là Fe3O4; chúng khó luyện thành sắt nguyên, sắt tốt được. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm thì có thể làm được; còn họ làm để chứng minh như thế chỉ như trò đùa".

Thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định bị chế độ CSVN trả thù và bỏ tù đến chết sau khi phản đối kế hoạch khai khác bauxite Tây Nguyên của Nguyễn Tấn Dũng.
'Chủ trương lớn của đảng'
Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên bắt đầu được thực hiện dưới nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Đây được nói là một trong những 'chủ trương lớn' của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam khóa 11.
Các tài liệu do Wikileaks tiết lộ khẳng định Nguyễn Tấn Dũng chính là người 'bật đèn xanh' cho Trung Cộng khai thác bauxite tại Tây Nguyên. 
Thậm chí, tờ Financial Times của Anh trong bài viết hồi tháng 5/2009 cũng thẳng thắn khẳng định đây là một món quà 'triều kiến' do đích thân ông Dũng dâng tặng để 'được tiếp kiến' các lãnh đạo Trung Cộng.
Nhiều nhà hoạt động tại Việt Nam lên tiếng phản đối dự án bauxite Tây Nguyên đều bị đàn áp khốc liệt dưới thời ông Dũng.
Điển hình là thầy giáo Đinh Đăng Định đã bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù cho đến chết sau khi ông vận động người dân Đăk Nông ký tên chống lại kế hoạch khai thác bauxite gây ô nhiễm môi trường.
Hầu hết các công trình thuộc tổ hợp bauxite Tây Nguyên đều do nhà thầu và công nhân Trung Cộng xây dựng. Điều này cũng gây ra các hiểm họa khôn lường về môi trường, văn hóa xã hội đối với người dân bản địa, đặc biệt là những hệ lụy liên quan đến an ninh quốc phòng tại Tây Nguyên – một vị trí mang nhiều yếu tố chiến lược về mặt quân sự.
Mặc dù đã được cảnh báo từ rất sớm, tuy nhiên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ chính trị CSVN vẫn khăng khăng với quyết định tai hại như trên, thậm chí coi đây là 'chủ trương lớn của đảng'. 
Nhiều người dân Việt Nam tỏ ra phẫn nộ và cho rằng đây là hành vi CSVN 'bán đứt' Tây Nguyên cho Trung Cộng.

Tổng số lượt xem trang