Hiện nay trên các trang mạng đang đăng rất nhiều thông tin đa chiều về Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Chân dung quyền lực cũng xin đưa ra những nhận định, đánh giá bản chất các "sự kiện Phùng Quang Thanh" để tránh cho người dân Việt Nam một sự ngộ nhận lớn: Sự ngộ nhận về thay đổi. Sẽ không có bất cứ một sự thay đổi tích cực nào từ ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu của ông ta…

Dư luận Việt Nam tuần qua nóng lên về ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Trên các mạng xã hội, thông tin ông Thanh bị ám sát tại Pháp được chia sẻ một cách chóng mặt. Sau một tuần thì báo Tuổi Trẻ chính thức đưa tin là ông Thanh đang được điều trị tại Pháp vì nghi là ung thư phổi. Một tin đồn khác, cũng xuất phát từ nguồn tin ông Thanh bị ám sát là việc tại Hà Nội đã xảy ra một cuộc "đảo chính cung đình" trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Kết quả là phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã dành thắng lợi áp đảo trước phe đảng do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.

Các tin tức và bình luận ăn theo sự kiện này nở rộ trên mạng xã hội và thông tin lề trái. Thái độ hả hê và vui mừng của cư dân mạng trước việc ông Thanh bị ám sát là dễ thấy nhất. Uy tín của ĐCSVN chưa bao giờ lại thê thảm đến như vậy. Dù gì thì ông Thanh cũng là một con người và việc một con người bị ốm đau, bệnh tật hay chết đi luôn là một mất mát cho gia đình và người thân. Sở dĩ ông Thanh bị nguyền rủa là vì ông mang một trọng trách rất lớn trong ĐCSVN, mà cái đảng của ông là một tổ chức chính trị bị người dân thù ghét nhất hiện nay, vì vậy nếu có trách thì ông hãy trách chính mình và cái đảng của ông.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN) là một tổ chức chính trị đối lập của người Việt Nam, vì vậy trước một sự kiện đang gây bàn tán trong dư luận, thiết nghĩ chúng tôi cũng cần lên tiếng. Thật ra "sự kiện Phùng Quang Thanh" này chúng tôi đã tiên liệu từ rất lâu, nó không có gì đáng để ầm ĩ và gây chú ý. Nếu những ai thường xuyên theo dõi báo điện tử eThông Luận và những ai đã đọc Dự Án Chính Trị 2015-Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai thì đều biết đến nhận định của chúng tôi là "chế độ độc tài đảng trị" đang chuyển hóa thành "chế độ độc tài cá nhân trị" do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Trong Chương 3: Việt Nam trước một khúc quanh lịch sử trọng đại, có viết: "Đảng Cộng Sản đã phân hóa. Nó không còn một lý tưởng chung để gắn kết các đảng viên. Đã thế tham nhũng, bất tài và vô đạo đức còn gây sự ganh ghét và khinh thường lẫn nhau trong toàn bộ đảng, kể cả ở cấp cao nhất. Bộ chính trị không còn quyền lãnh đạo tối cao vì mâu thuẫn với ban chấp hành trung ương, một định chế không thường trực nhưng lại có thẩm quyền tối hậu trong việc chỉ định và kỷ luật các cấp lãnh đạo. Đảng Cộng Sản chỉ còn là một hư cấu. Chế độ như một con tầu không còn đoàn thủy thủ và đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Sự chuyển hóa này diễn ra trong những điều kiện rất bất lợi: đảng phân hóa cùng cực, nhân dân thù ghét trong khi không có một nhân vật nào có uy tín. Tình trạng chỉ có thể dẫn tới sự sụp đổ". Ông Nguyễn Gia Kiểng, cách đây ba năm (năm 2012) đã có một bài phân tích về chủ đề này, bài "Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chết".

Chúng tôi thấy cần lên tiếng là để tránh cho người dân Việt Nam một sự ngộ nhận lớn: Sự ngộ nhận về thay đổi. Sẽ không có bất cứ một sự thay đổi tích cực nào từ ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu của ông ta. Có thể ông ta sẽ tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin hay cả khi ông ta giải tán hoàn toàn ĐCSVN. Bản chất của chính quyền vẫn không thay đổi. Sự thay đổi nếu có, cũng chỉ là tên gọi và hình thức bên ngoài, nội dung bên trong vẫn như cũ. Lý do đơn giản là vì đây chỉ là chặng đường tự nhiên trong quá trình đào thải của một chế độ độc tài toàn trị. "Kinh nghiệm của mọi quốc gia đã chứng tỏ rằng một chính đảng chỉ có thể xây dựng và giữ gìn được nếu được quan niệm như một kết hợp để thể hiện một tư tưởng chính trị và để thực hiện một dự án chính trị. Khi không còn chức năng đó nó không còn lý do tồn tại và số phận chờ đợi nó là một cái chết chắc chắn. Hy vọng duy trì một đảng cầm quyền bằng quyền lợi, nhất là quyền lợi bất chính, là một hy vọng hão huyền luôn luôn bị thực tế bác bỏ. Quyền lợi chỉ chia rẽ chứ không bao giờ đoàn kết những con người trong một chính đảng". ĐCSVN không còn bất cứ một "tư tưởng chính trị" và một "dự án chính trị" nào nữa nên nó phải chết. Ông Nguyễn Tấn Dũng có loại bỏ được phe đảng cũng chỉ vì phe ông ta là mạnh nhất và đã đến lúc phe ông ta không muốn chia phần cái bánh cho những phe nhóm khác. Mô hình của Việt Nam trong tương lai sẽ giống như mô hình nước Nga của Putin.

Chúng ta cần nhớ rằng Việt Nam vẫn còn gần 500 ông tướng quân đội nữa. Không có ông Phùng Quang Thanh này sẽ có ông Phùng Quang Thanh khác. Một câu hỏi đặt ra là ai sẽ thay thế ông Phùng Quang Thanh? Khả năng người thay thế ông Thanh sẽ là tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ông tướng Vịnh này thế nào thì mọi người còn nhớ cả, ông ta từng tuyên bố là Việt Nam không còn băn khoăn gì khi hợp tác toàn diện với Trung Quốc và Trung Quốc không bao giờ lấy đất, lấy đảo của Việt Nam… Ông ta cũng là người luôn nhắc đi nhắc lại rằng Việt Nam sẽ không liên minh với nước khác để chống nước thứ ba, tức là Trung Quốc. Ông ta cũng mới tuyên bố rằng tình hình bất ổn nên Việt Nam không nên đứng hẳn về một phía nào… Không hiểu ông ta không biết thật hay là ông ta cố tình đánh lừa người dân Việt Nam? Thứ nhất liên minh quân sự giữa các nước trên thế giới hiện nay là bình thường và mục đích của các liên minh không phải là chống nước này, nước kia mà là bảo vệ cho các nước thành viên. Việt Nam nếu liên minh với một nước nào đó cũng là để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chứ không phải để đánh nhau với Trung Quốc. Là một ông tướng ba sao mà ông Vịnh không hiểu được điều giản dị đó sao? Thứ hai, thế giới càng bất ổn, nguy cơ chiến tranh càng cận kề thì càng phải nhanh chóng lựa chọn đồng minh. Phải biết mình cần ai? Ai có thể giúp mình bảo vệ được đất nước? Ai là kẻ đang uy hiếp và đe dọa mình?...

Phụ họa cho ông Vịnh là ông thượng tướng, phó chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, người phụ trách an ninh quốc phòng, với tuyên bố rất sốc rằng: "Không phải lúc nào cũng hô hào đánh nhau (với Trung Quốc), đánh nhau thì làm sao ổn định làm ăn… Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?"

Với tư duy và não trạng này của các ông tướng Việt Nam và ĐCSVN thì liệu người dân Việt Nam có nên đặt hy vọng gì vào họ hay không? Ngày xưa nước Mỹ còn hùng mạnh hơn cả Trung Quốc bây giờ nhưng ĐCSVN vẫn hô hào "còn cái lai quần cũng đánh"! Sao hồi đó ĐCSVN không giữ hòa bình và ổn định để "làm ăn"? Thật ra ngày xưa các ông lãnh đạo chưa có gì nhiều nên các ông sẵn sàng thí mạng dân đen để đem vinh quang về cho mình, nay các ông có cả giang sơn Việt Nam trong tay nên các ông hèn, các ông sợ chiến tranh, vì chiến tranh làm các ông mất nhiều thứ và không "làm ăn" được gì! Tuy nhiên các ông phải nhớ đến câu nói nổi tiếng của một danh nhân rằng "Một dân tộc tìm cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã thì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhã và chiến tranh".

Một lần nữa chúng tôi muốn khuyến cáo người dân Việt Nam rằng, đừng bao giờ đặt hy vọng hay trông chờ vào sự thay đổi từ phía ĐCSVN hay những thay đổi trong nội bộ của nó. Giải pháp cho đất nước chỉ có thể đến từ các lực lượng chính trị dân chủ ngoài đảng cộng sản. Đừng mất công tưới nước cho một gốc cây đã mục ruỗng. Hãy dành sự quan tâm và chú ý cho những chồi non đã mọc.


Một tổ chức chính trị dân chủ đối lập yêu nước, lương thiện, có hiểu biết, có tầm vóc, có khả năng thay thế cho ĐCSVN sẽ là giải pháp duy nhất để mang lại những thay đổi thực sự cho đất nước Việt Nam. Một tổ chức như vậy chỉ có thể hình thành và trở nên hùng mạnh để làm đối trọng và thay thế cho ĐCSVN chỉ khi được người dân Việt Nam ủng hộ và nhìn nhận.

THDCĐN vẫn kiên trì theo đuổi công việc của mình là đưa ra một Dự Án Chính Trị như là một đề nghị và là một giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản đã thực thi tại Việt Nam suốt 70 năm qua. Nếu người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trí thức tinh hoa của dân tộc ủng hộ cho giải pháp thay thế đó của chúng tôi thì hãy lên tiếng và đồng hành với chúng tôi để rồi cùng chúng tôi giới thiệu Dự Án Chính Trị đó đến với mọi người dân Việt Nam. Khi đa số người dân Việt Nam hiểu và chia sẻ với Dự Án Chính Trị đó của chúng ta thì sự thay đổi chắc chắn sẽ diễn ra.

Chế độ độc tài đảng trị hay độc tài cá nhân trị rồi sẽ nhanh chóng đi vào lịch sử vì đó là qui luật tất yếu của cuộc sống. Chúng tôi không lo và không đặt vấn đề là khi nào ĐCSVN cáo chung, bởi vì đối với chúng tôi ĐCSVN đã chết, chỉ có điều là nó chưa được chôn mà thôi. Điều khiến chúng tôi lo nghĩ nhiều nhất và ưu tư nhiều nhất đó là chế độ nào sẽ thay thế cho chế độ cộng sản, liệu người dân đã chuẩn bị tâm lý cho một tương lai khác, một cuộc sống khác với một tư duy và hành động khác hay chưa? Chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước như thế nào? Phải bắt đầu từ đâu? Mục tiêu và các giá trị dân chủ sẽ được áp dụng và thực thi ra sao? ...Tất cả những ưu tư đó cùng với các giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu tối thượng là dân chủ hóa đất nước đó đã được chúng tôi trình bày rõ ràng và đầy đủ trong cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Đây là Dự Án Chính Trị lớn nhất của THDCĐN từ trước đến nay. Dự Án này là một công trình nghiên cứu về khoa học chính trị công phu nhất, đồ sộ nhất và tâm huyết nhất của chúng tôi hơn 30 năm qua.

Hãy mua và tìm đọc sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai để biết rõ những gì cần làm trong hiện tại và trong cả tương lai. Khi mọi người Việt Nam đều nắm rõ lộ trình đi tới tương lai và chương trình hành động trong hiện tại thì khi đó chúng ta sẽ không mất thì giờ hay xao nhãng vì những chuyện không quan trọng như việc ông Phùng Quang Thanh có bị ám sát chết hay là không …Việt Nam đang tụt hậu rất xa so với khu vực và thế giới, đừng để mất thêm thời gian vô ích và nhất là đừng để các phe nhóm hay các thế lực chính trị mờ ám dẫn dắt và thao túng chúng ta.
Chưa bao giờ TPHCM có một chiến dịch mừng 30/4 rầm rộ và xuyên suốt như hiện nay, từ việc chiếm hết tất cả pano outdoor quảng cáo trên khắp các trục đường, xoá ...các thương hiệu cả quốc tế lẫn ao làng; cho đến tổ chức lễ hội to vật; và công văn chỉ đạo các thuật ngữ xuyên suốt cho báo chí như "Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam (phẩy), thống nhất đất nước....
Bài bản thế nhưng dường như người dân chả mặn mà gì với nỗ lực của BTC, họ coi đó như là chuyện của ai ai. Bởi vì sao? Trong mắt người dân chỉ thấy phiền phức: từ việc cấm đường cả tháng trời khiến dân bất tiện cho đến việc điên rồ diễn tập ngay một chiều thứ sáu tan tầm, người không về nhà được, trẻ ốm không vô được bệnh viện lại lang thang ngoài đường khiến lòng dân căm phẫn hơn là tự hào. Chưa hết, vài hình ảnh hé lộ hậu trừờng của hình nhân thế mạng đồng cô bóng cậu cộng với con voi già béo như con heo, mông vuông như thùng rác khiến dân chúng té lăn ra cười rồi lại nổi điên sau khi nhận thức ra rằng họ đang xài ngân sách để làm những trò ấy!
Tất cả sự chống đối là hệ huỵ của bỏ hàng tỷ nhưng thiếu một tỷ làm truyền thông, không báo cáo công bố công khai mình đang làm gì? Dân được gì và nên làm thế nào để khỏi phiền cho dân. Vài bài báo CA dùng xe đặc chủng giúp đưa 2,3 bé vô bệnh viện chả là gì so với hàng ngàn bé lang thang vài tiếng đồng hồ giữa dòng kẹt xe khói bụi.
Bao nhiêu tiền chi cho một lễ hội, nhưng hình ảnh của tổ tiên lại bị hạ thấp khi ngồi trên các xe rác.



Hỏi dân có yêu nước không? Yêu chứ! Bọn nào xâm lược là oánh ngay. Bỏ vài tháng lương ủng hộ bộ đội là không tiếc. Thế nhưng, niềm tin yêu vào những nhà cầm quyền gần như về mo.
Một dự án khổng lồ như vậy, tôi ký là trên cơ sở tham mưu của các ngành từ dưới lên trên đầy đủ hết, nhưng... đã chồng và có thể gây lãng phí" - ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nói về việc ông ký Quyết định phê duyệt Dự án điện lưới chồng lên Dự án pin mặt trời.
Chồng là do tham mưu?
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều 11/4, liên quan hai dự án điện sáng phục vụ vùng sâu, vùng xa của Quảng Bình, có tổng vốn trên 640 tỷ đồng bị chồng nhau, có nguy cơ gây lãng phí gần 14 triệu USD vay của Hàn Quốc, ông Nguyễn Hữu Hoài cho rằng: Báo Tiền Phong nêu những vấn đề liên quan hai dự án là đúng, tỉnh sẽ tiếp thu và khắc phục. Tới đây, ông sẽ chỉ đạo cho kiểm điểm nghiêm túc những tập thể, cá nhân liên quan.
Dự án 14 triệu USD nguy cơ thành phế liệu: Chủ tịch tỉnh trần tình
Một trong nhiều Dự án pin mặt trời nhỏ lẻ như thế này sẽ bị tháo dỡ vì không đồng bộ với Dự án pin mặt trời vay của Chính phủ Hàn Quốc

Cũng theo ông Hoài, để xảy ra việc này là do các cơ quan tham mưu. Do tin tưởng cấp dưới, lại bận trăm công nghìn việc, ông không kiểm soát hết nên đã ký phê duyệt Dự án điện lưới chồng lên Dự án pin mặt trời.

"Tôi ký quyết định này là ký theo quy trình được các cơ quan chuyên môn họ làm đầy đủ, từ tư vấn, chủ đầu tư, Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định, rồi qua văn phòng mới đến tôi ký. Một dự án khổng lồ như vậy, tôi ký là trên cơ sở tham mưu của các ngành từ dưới lên trên đầy đủ hết, nhưng... đã chồng và có thể gây lãng phí" - ông Hoài nói.
Liên quan đến việc đề xuất cho tháo dỡ vật tư thiết bị của Dự án pin mặt trời cất vào kho khi Dự án điện lưới hoàn thành, và được UBND tỉnh Quảng Bình đồng ý, ông Hoài phân trần: "Cái này là do Sở Công Thương. Mà văn bản của Sở Công Thương, nói thật cái này là do Văn phòng xử lý mà không đến tay tôi. Văn bản đó không thể chấp nhận".
Khi được hỏi, với một dự án kéo điện lưới như ông nói là "khổng lồ" trải rộng trên địa bàn nhiều huyện, đặc biệt có một tuyến lên hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch đi qua Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng sao vẫn được ông phê duyệt?
Ông Hoài thừa nhận là mình đã sai và đang yêu cầu cơ quan chuyên môn làm bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường. "Đối với các Dự án đi qua vùng lõi của Di sản là phải có đánh giá tác động môi trường. Đó là quy định của Chính phủ rồi, nguyên tắc phải thế trước khi phê duyệt dự án. Báo viết, tôi tiếp thu để làm cho tốt" - ông Hoài nói.
Vẫn quyết tâm kéo điện lưới
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài

Tại cuộc trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng: Ông đã phát hiện việc Dự án điện lưới chồng lên Dự án pin mặt trời trước khi báo nêu và đã có chỉ đạo các ngành điều chỉnh. Và sau khi báo nêu, ông tiếp tục chỉ đạo các ngành điều chỉnh tiếp để phù hợp hơn, tránh lãng phí.
Trong thông báo ý kiến của Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài ngày 11/12/2014 (trước khi báo Tiền Phong nêu), Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình ghi rõ: Dự án pin mặt trời có ưu điểm là nguồn năng lượng sạch, cung cấp nguồn điện giá rẻ, tuy nhiên có nhược điểm là nguồn điện không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết... Dự án cấp điện lưới có ưu điểm là nguồn điện ổn định... 

Việc lồng ghép hai dự án là nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng dự án. Vì vậy, thống nhất chủ trương triển khai cả hai dự án cấp điện tại các địa bàn. Tuy nhiên, trước mắt Dự án pin mặt trời đã được đấu thầu và sẽ triển khai thi công trong quý I/2015.

Vì vậy yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo đơn vị tư vấn rà soát, điều chỉnh, trước mắt tập trung cấp điện cho các thôn bản điện lưới chưa đến được ở các xã khác, riêng hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch sẽ đưa vào thực hiện ở bước sau của giai đoạn I.
Còn sau khi báo nêu, ông Hoài tiếp tục chỉ đạo các ngành điều chỉnh theo hướng, vẫn kéo điện lưới lên những địa bàn đã có Dự án pin mặt trời, nhưng điện lưới chỉ để phục vụ sản xuất, còn điện mặt trời phục vụ chiếu sáng sinh hoạt của người dân.
"Trên một đơn vị địa phương có thể một lúc kéo hai nguồn nhưng vấn đề ở chỗ nó có đúng mục đích hay không thôi. Pin mặt trời là để chiếu sáng cho dân. Mà pin mặt trời là để phục vụ chiếu sáng bình thường trong sinh hoạt thôi, còn điện lưới ngoài phục vụ chiếu sáng dân sinh ra thì còn phục vụ sản xuất nữa. Tôi chỉ đạo, nếu điện lưới đến mà chỉ phục vụ chiếu sáng sinh hoạt thôi thì không nên, vì đã có pin mặt trời rồi" - ông Hoài nói.
Như vậy, theo chỉ đạo đối với các ngành của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình điều chỉnh Dự án điện lưới trước và sau khi báo nêu đều thể hiện quyết tâm kéo điện lưới đến những địa phương mà Dự án pin mặt trời đang triển khai.
Việc điều chỉnh có chăng là giãn tiến độ kéo điện lưới về cuối năm 2015, thay vì triển khai trong quý I/2015 ở hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch. Và người dân sẽ không được dùng điện lưới mà phải dùng điện mặt trời nếu chỉ để thắp sáng.
Theo ông Nguyễn Hữu Hoài, điện mặt trời chỉ có độ bền 20 năm, còn điện lưới thì lâu hơn nên cần phải kéo điện lưới. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, tới đây tỉnh sẽ xin ý kiến của Bộ Công Thương.
Như Tiền Phong đã thông tin, Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời tại Quảng Bình có tổng vốn gần 14 triệu USD vay của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đây được xem là Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam, khu vực triển khai kéo dài trên địa bàn 10 xã của 4 huyện.
Trong khi Dự án điện năng lượng mặt trời đang triển khai, ngày 16/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài ký Quyết định số 2908/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia với tổng số vốn 368 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, chồng lên hầu hết địa bàn thực hiện dự án điện năng lượng mặt trời.Việc làm này có nguy cơ gây lãng phí gần 14 triệu USD vay của Chính phủ Hàn Quốc. 

Tại phòng khám bệnh theo yêu cầu thuộc Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), người bệnh bị buộc phải làm thẻ ATM để nạp tiền trước vào tài khoản mới được khám.

Bệnh nhân được tư vấn phải mở tài khoản Vietinbank để thanh toán viện phí - Ảnh: Ngọc Thắng Bệnh nhân được tư vấn phải mở tài khoản Vietinbank để thanh toán viện phí - Ảnh: Ngọc Thắng
Bà Trần Thị Thu (ở Thái Bình), vừa đến khám bệnh ở Bệnh viện (BV) Bạch Mai, kể lại: "Họ bảo tôi phải nộp tạm ứng 2 triệu đồng vào tài khoản của Ngân hàng TMCP Công thương VN (Vietinbank) thì mới được khám. Nhưng bệnh nhân quá đông nên việc làm thẻ ATM (tại BV) mất rất nhiều thời gian, có hôm phải đợi đến cả giờ đồng hồ vẫn không làm được thẻ, phải quay lại vào hôm khác, rất vất vả".
Không thể lấy hết tiền thừa
Theo bà Thu, khi nạp 2 triệu đồng, nhân viên làm thẻ ngân hàng nói nếu khám bệnh xong còn dư tiền thì ra cây ATM rút lại toàn bộ số tiền dư, nhưng thực tế lại không phải vậy. "Tôi khám 12 loại dịch vụ hết tổng cộng 709.000 đồng, tôi ra cây ATM rút số tiền còn lại nhưng rút đến khi còn lại 70.450 đồng thì không thể rút được nữa", bà Thu khẳng định.
Tương tự, bệnh nhân Đ. (ở Hà Nội) đến khám ở BV Bạch Mai được yêu cầu nộp 1 triệu đồng vào tài khoản ATM của Vietinbank. Khám xong, ông Đ. rút tiền dư đến khi còn 125.000 đồng thì không rút được nữa. Ngày 1.4, chúng tôi cùng ông Đ. đến cây ATM của Vietinbank (đặt tại tầng 4 BV Bạch Mai) để rút thử trước sự chứng kiến của nhiều người thì máy báo không rút được số tiền 125.000 đồng còn lại trong tài khoản.
Khác với bà Thu và ông Đ. vốn chưa từng sử dụng thẻ ATM, anh N.Đ.M (ở Hà Nội) đã dùng thẻ ATM từ lâu của Ngân hàng Vietcombank và Techcombank, nhưng cũng gặp khó khi đến khám tại BV Bạch Mai. Bởi anh phải mở thêm tài khoản Vietinbank mới có thể thanh toán viện phí.
"Thông thường sử dụng thẻ thanh toán của một ngân hàng bất kỳ có thể thanh toán một số dịch vụ khác nhau tại các điểm có chấp nhận thanh toán trực tuyến, nhưng không hiểu tại sao BV Bạch Mai lại chỉ chấp nhận thanh toán cho mỗi thẻ ATM của Vietinbank?", anh M. thắc mắc.
Bệnh nhân không có quyền lựa chọn (?)
Trả lời tình trạng trên, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc BV Bạch Mai, cho biết BV đang thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh để giảm bớt thủ tục. "Bệnh nhân khi đến bộ phận khám bệnh theo yêu cầu đều có thể lựa chọn 2 phương án thanh toán bằng tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt", ông Hiền nói.
Cũng theo ông Hiền, hiện nay hệ thống thanh toán của Vietinbank mà BV đang sử dụng có liên kết với tất cả các ngân hàng trên toàn quốc, vì vậy bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng được các loại thẻ Visa, Master Card của các ngân hàng mà Vietinbank liên kết, chứ không có chuyện độc quyền.
Thế nhưng, hôm 3.4, trong vai người nhà bệnh nhân, chúng tôi đến khu khám bệnh theo yêu cầu của BV Bạch Mai, cô nhân viên ngồi ở bàn tư vấn khẳng định người bệnh bắt buộc phải mở tài khoản và làm thẻ ATM Vietinbank (miễn phí) thì mới được vào khám bệnh. "Đây là yêu cầu bắt buộc của quy trình khám chữa bệnh tại đây", cô nhân viên nói.
Ông Phạm Anh Xuân, Phó trưởng ban Thông tin và truyền thông Ngân hàng Vietinbank, cho biết dùng thẻ ATM thanh toán viện phí được BV Bạch Mai và Vietinbank ký kết hơn một năm nay. Tính đến tháng 6.2014, tại BV Bạch Mai, Vietinbank đã phát hành thẻ cho trên 110.000 bệnh nhân. Còn việc người bệnh phản ánh không thể rút hết số tiền trong thẻ ATM sau khi khám bệnh còn dư, theo ông Xuân số tiền dư 50.000 đồng không rút hết được là do "quy định" của ngân hàng.

Truyền thông Hàn Quốc liên tục đưa tin về cuộc điều tra nghi án Công ty xây dựng và kỹ thuật (E&C) thuộc Tập đoàn thép Posco lập quỹ đen trái phép ước tính 10 tỉ won (hơn 197 tỉ đồng) cho các dự án đường cao tốc tại VN.

Đường cao tốc trước nghi án  'quỹ đen' - ảnh 1Cao tốc Lào Cai - Nội Bài cũng có sự tham gia của Posco
Đường cao tốc trước nghi án  'quỹ đen' - ảnh 2Một hạng mục công trình trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị phát hiện "rút ruột" 
cuối năm 2013
Cụ thể, tờ The Korea Times dẫn lời giới công tố Hàn Quốc cho rằng một số lãnh đạo Posco E&C phụ trách các dự án ở Đông Nam Á đã câu kết với các nhà thầu phụ Hàn Quốc để kê khống chi phí xây dựng đường cao tốc và lấy tiền chênh lệch nhằm lập quỹ đen.
Dùng để "lại quả"

Cuối tháng 12.2013, giới truyền thông đã đăng loạt bài Rút ruột đường cao tốc, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) vào cuộc kiểm tra và đã buộc nhà thầu nhổ các trụ bê tông xi măng tôn lượn sóng không đảm bảo chất lượng lên làm lại.
"Ban quản lý đã yêu cầu nhà thầu phải nhổ các trụ bê tông được thi công trong khoảng thời gian tháng 11.2013 lên làm lại ngay (ước khoảng 2 km/9,8 km đã được thi công xong - PV). Có thể sẽ khắc phục không kịp trước khi tổ chức lễ thông xe nhưng bắt buộc phải làm lại cho đúng thiết kế", ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Ban Quản lý đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trả lời Thanh Niên vào thời điểm đó.  
Posco cho hay đã phát hiện quỹ đen trong cuộc thanh tra nội bộ trước đó và khẳng định nó được dùng để "lại quả" cho các nhà thầu ở VN. Tuy nhiên, giới công tố Hàn Quốc đang điều tra khả năng chuyện quỹ đen là "sai phạm có hệ thống" của Posco và một phần tiền bất chính đã được chuyển về Hàn Quốc, dù cáo buộc này đã bị tập đoàn bác bỏ.
Theo The Korea Times, để phục vụ điều tra, nhà chức trách đã cấm xuất cảnh đối với cựu Chủ tịch Posco Chung Joon-yang, một số cựu lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm của tập đoàn. Trước đó, các nhà điều tra hôm 13.3 đã lục soát văn phòng chính của Posco E&C tại thành phố Incheon và nhà của một số lãnh đạo công ty này. Đến ngày 17.3, văn phòng của 3 nhà thầu phụ của Posco E&C bị lục soát, trong số này có Công ty xây dựng Heungwoo Industrial. Theo giới công tố, Posco E&C nhận tiền lại quả khoảng 4 tỉ won từ 2 công ty con của Heungwoo Industrial trong một dự án đường cao tốc ở VN từ năm 2009 - 2012. Heungwoo Industrial mở rộng kinh doanh sang VN bằng cách lần lượt lập 2 công ty con Heungwoo Vina và Yongha Vina vào tháng 7.2009 và tháng 1.2010 để cung cấp vật liệu cho dự án xây dựng đường cao tốc ở VN.
Theo Korea JoongAng Daily, Văn phòng công tố quận trung tâm Seoul ngày 24.3 ban hành lệnh tạm giam cựu giám đốc họ Park của Posco E&C bị tình nghi đóng vai trò chủ yếu trong việc lập quỹ đen tại chi nhánh của công ty ở VN. Ông này đã thừa nhận mọi trách nhiệm nhưng vẫn đang bị thẩm vấn để xác định xem còn ai đứng phía sau hay không. Ông Park còn bị cáo buộc biển thủ 4 tỉ won từ quỹ đen khi còn lãnh đạo chi nhánh của Posco E&C ở VN trong giai đoạn 2009 - 2012. Giới công tố được cho là đã nắm bằng chứng cho thấy Park đã chuyển số tiền biển thủ về Hàn Quốc, có thể tới tay của một số lãnh đạo Posco, chính trị gia và quan chức cấp cao dưới thời của chính quyền Tổng thống Lee Myung-bak, theo Korea JoongAng Daily.
Trúng nhiều gói thầu lớn
Chiều 3.4, tại cuộc họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ quý 1, lãnh đạo Bộ GTVT đã thông tin về hàng loạt vấn đề liên quan đến các dự án ODA có dấu hiệu tiêu cực.
Trả lời câu hỏi của nhiều PV về việc một số lãnh đạo Tập đoàn thép Posco (Hàn Quốc) bị cáo buộc đã lập một quỹ đen lên tới gần 200 tỉ đồng bằng cách thông đồng với các nhà thầu phụ ở địa phương để thổi phồng các chi phí xây dựng đường cao tốc ở VN giai đoạn 2009 - 2012, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết đã nắm được thông tin qua báo chí nhưng chưa nhận được thông tin từ Hàn Quốc.
Ông Trường xác nhận Posco đã trúng nhiều gói thầu lớn tại các dự án đường cao tốc tại VN. Cụ thể, tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng mức đầu tư 1,2 tỉ USD từ vốn của ADB do Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) làm chủ đầu tư, Posco đã trúng 3 trong tổng số 8 gói thầu. Dự án này đã được triển khai từ năm 2009 và vừa hoàn thành vào cuối năm ngoái. Ngoài ra nhà thầu này còn trúng 2 gói thầu khác trong dự án đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây ở phía nam.
"Các gói thầu của dự án được nhà tài trợ kiểm tra, kiểm soát, có thư phản hồi là dự án thực hiện đúng quy định quốc tế. Nhìn chung là gói thầu giảm ít nhất là 15%, nhiều là 30% so với mức giá ban đầu. Trong quá trình thực hiện, VEC thay mặt Bộ GTVT làm chủ đầu tư, đã triển khai lập dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn thiết kế, đấu thầu, xây lắp... Các thủ tục quản lý đầu tư được tiến hành nghiêm ngặt. Qua đánh giá sơ bộ của Kiểm toán Nhà nước thì các dự án đều thực hiện đúng quy trình đề ra" - ông Trường nói và giải thích thêm: "Việc Posco dùng quỹ này để thanh toán cho các nhà thầu phụ là việc của Posco, Bộ GTVT và VEC không can thiệp. VEC chỉ thanh toán theo khối lượng được tư vấn giám sát và ADB chấp thuận".
Chủ động vào cuộc hay "ngồi chờ" ?
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên, việc báo chí quốc tế đưa thông tin trên đã và đang ảnh hưởng đến uy tín ngành giao thông, Bộ GTVT có chủ động đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc hay "ngồi chờ" thông tin chính thống, ông Trường nói: "Trong bối cảnh VN đang chống tiêu cực trong mọi hoạt động thì thông tin nói trên đang khiến dư luận quan tâm. Về việc này Bộ đã chủ động giao cho VEC rà soát các điều khoản hợp đồng, điều khoản thanh toán với Posco trong trường hợp phía Hàn Quốc yêu cầu cung cấp. Bộ sẽ có thông tin cụ thể khi có nguồn chính thức từ phía Hàn Quốc".
Liên quan đến câu hỏi về việc nhà tài trợ JICA yêu cầu hoàn trả số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn với Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói: Vụ Tập đoàn JTC đưa hối lộ vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên khoản tiền này chắc chắn sẽ phải hoàn trả bởi đây là thông lệ. "Nếu dự án được thực hiện từ đầu đến cuối không vấn đề gì thì nguồn vốn thanh toán bình thường. Tuy nhiên, khi nhà tài trợ cấp cho chúng ta tiền để làm thiết kế cho dự án mà hiện dự án đang tạm dừng, nhà tài trợ yêu cầu phải hoàn tiền thiết kế, khi nào dự án tiếp tục thì họ tiếp tục cho vay. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng", ông Trường nói.
Thứ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết đến thời điểm này Bộ chưa nhận được thông tin nào về việc Công ty Louis Berger Group (LBG, Mỹ) bị nghi là liên quan đến hành vi hối lộ trong việc thực hiện 2 dự án Giao thông nông thôn 3 và Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên ở TP.Đà Nẵng.

Liên quan đến vụ việc UBND thành phố Thanh Hóa quy hoạch khu dân cư rồi bán đất cho người dân xây nhà ngay trong hành lang thoát lũ và bảo vệ đê

ông Đào Trọng Quy - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, ngày 18/3, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có buổi làm việc với UBND thành phố Thanh Hóa liên quan đến sự việc quy hoạch khu dân cư tại xã Hoằng Anh.

Một trong 4 hộ dân được thành phố Thanh Hóa bán đất trong hành lang thoát lũ.
Một trong 4 hộ dân được thành phố Thanh Hóa bán đất trong hành lang thoát lũ.

Lý giải về sự việc tại sao UBND thành phố Thanh Hóa lại phê duyệt quy hoạch khu dân cư ngay trong hành lang thoát lũ và bảo vệ đê, ông Quy thừa nhận việc quy hoạch khu dân cư này là không đúng và ông cũng không ngờ mặt bằng quy hoạch lại nằm trong hành lang bảo vệ đê?

"Mặt bằng tại xã Hoằng Anh được lập trước khi chuyển từ huyện Hoằng Hóa về thành phố (tháng 2/2012). Khi chuyển về thành phố thì mới lập hồ sơ rồi quyết định phê duyệt, các Sở liên quan và cả tỉnh cũng cho ý kiến đồng ý để lập khu dân cư nên thành phố mới triển khai làm", ông Quy nói.

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ngay cạnh tuyến đê hữu sông Lạch Trường (QL 10) đoạn K1+100 - K1+380 xã Hoằng Anh, thành phố Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch khu dân cư tại đây và phân lô bán đất cho người dân. Theo đó, trong tổng số 9.753,7m2 đất tại đây, UBND thành phố và xã Hoằng Anh đã chia thành 56 lô đất rồi tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Có 19/56 lô đất đã được đấu giá thành công với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Trong số 19 hộ đấu giá mua đất thì có 4 hộ đang tiến hành xây dựng nhà ở. Việc này đã vi phạm vào Luật đê điều và Luật phòng chống thiên tai ở Khoản 5, khoản 10 Điều 7 Luật đê điều và Khoản 2, Điều 12 - Luật phòng chống thiên tai.

Hạt quản lý đê điều thành phố Thanh Hóa đã lập biên bản vi phạm, đình chỉ xây dựng và đề nghị UBND xã Hoằng Anh xử lý và có báo cáo lên Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão, Sở NN&PTNT Thanh Hóa. Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã có văn bản gửi UBND thành phố Thanh Hóa và tỉnh Thanh Hóa về sự việc trên. Tuy nhiên, việc xây dựng trái phép và vi phạm luật của các hộ dân ở đây vẫn chưa được dừng lại.

Một trong 4 hộ dân được thành phố Thanh Hóa bán đất trong hành lang thoát lũ.
Vi phạm Luật đê điều và Luật phòng chống thiên tai, UBND TP Thanh Hóa cho dân xây dựng nhà khang trang ngay bên đê, trong hành lang thoát lũ.

Sau khi Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vào cuộc để làm rõ vụ việc này, về hướng xử lý sự việc, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho hay: "Sẽ có hai hướng xử lý, một là thành phố sẽ báo cáo UBND tỉnh, đề nghị tỉnh xem xét nếu được thì tiếp tục triển khai. Thứ hai là nếu không được tỉnh đồng ý thì mặt bằng khu dân cư xã Hoằng Anh sẽ dừng lại, trả lại tiền cho người dân đã mua đất và tháo dỡ các công trình người dân xây dựng".

Hai phương án mà chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa đưa ra liệu đã nghĩ đến lợi ích của người dân hay chưa, một là tiếp tục mà không quan ngại tới an nguy của những căn hộ dân ngay bên đê, hai là công trình người dân bỏ tiền của và công sức để xây dựng sẽ bị phá bỏ, ngân sách đền bù từ đâu, hay lại lãng phí công quỹ nhà nước chỉ vì sự tắc trách của chính quyền.

Sau 1 tuần diễn ra lễ khánh thành, phần gạch trước mặt tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng bị vỡ, bong tróc.

Sáng 31-3, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam (chủ đầu tư dự án), đã cho công nhân sửa lại nền gạch bị vỡ tại công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

Có mặt tại đây, chúng tôi ghi nhận có hơn 15 công nhân đang tháo những viên gạch bị bong tróc để thay vào những viên gạch mới.

Theo chủ đầu tư, vị trí vỡ nằm ở khe nhiệt dễ bị co giãn, do làm sân khấu khiến gạch bị vỡ chứ không phải do chất lượng công trình kém!

Theo chủ đầu tư, vị trí vỡ nằm ở khe nhiệt dễ bị co giãn, do làm sân khấu khiến gạch bị vỡ chứ không phải do chất lượng công trình kém!

Tiếng máy cắt gạch rền vang giữa bầu trời nắng gắt. Trong khi đó, nhiều du khách đến tham quan tỏ ra ngạc nhiên vì theo thông tin họ biết thì công trình đã khánh thành, không hiểu sao vẫn có nhiều công nhân làm việc.

Những công nhân làm việc ở đây cho biết việc sửa chữa sẽ được hoàn thành ngay trong ngày 31-3.

Ông Công giải thích, theo thiết kế, đây là một hồ nước có hình bán nguyệt gắn kết với chân tượng đài. Vào ngày tổ chức lễ khánh thành, ban tổ chức đã tiến hành hút nước để làm sân khấu. Trong quá trình làm, xe chở vật liệu chạy vào cũng như do lượng người quá đông đã gây co giãn ở khe nhiệt dẫn đến việc gạch bị bong tróc, chứ không phải do chất lượng công trình kém. "Sau khi sửa lại, công trình sẽ đẹp như cũ mà không gây phản cảm!" – ông Công khẳng định.Gạch bị bong tróc một đường dài phía dưới chân tượng đài

Gạch bị bong tróc một đường dài phía dưới chân tượng đài

Ông Công giải thích, theo thiết kế, đây là một hồ nước có hình bán nguyệt gắn kết với chân tượng đài. Vào ngày tổ chức lễ khánh thành, ban tổ chức đã tiến hành hút nước để làm sân khấu. Trong quá trình làm, xe chở vật liệu chạy vào cũng như do lượng người quá đông đã gây co giãn ở khe nhiệt dẫn đến việc gạch bị bong tróc, chứ không phải do chất lượng công trình kém. "Sau khi sửa lại, công trình sẽ đẹp như cũ mà không gây phản cảm!" – ông Công khẳng định.

 Nhiều công nhân sửa gạch bị vỡ trong sáng 31-3

Nhiều công nhân sửa gạch bị vỡ trong sáng 31-3

 

Chân dung quyền lực nhận được thư của một bạn đọc, nhận là người đang công tác trong lĩnh vực truyền hình, nêu ra một số vấn đề xoay quanh dự án VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới. 

Tháp truyền hình Tokyo Skytree cao nhất thế giới hiện nay (634m). Dự án tháp truyền hình VN sẽ cao hơn 2m! - Ảnh: Tokyoskytree

Chân dung quyền lực xin đăng nội dung lá thư này.

Có một sự kiện được rất nhiều người công tác trong lĩnh vực truyền hình bàn tán cũng như không ít người quan tâm hỏi han, đó là dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới của Đài truyền hình VN (VTV).

Ngày 10-3, tại khách sạn Hilton - Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng tháp truyền hình VN, với sự tham gia của đại diện VTV, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty cổ phần Tập đoàn BRG.

Phát biểu tại sự kiện này, ông Trần Bình Minh cho biết độ cao của tháp truyền hình VN sẽ là 636m, cao nhất thế giới.

Ông Trần Bình Minh chia sẻ: "Đó là mơ ước của VTV, mơ ước của không biết bao nhiêu thế hệ những người làm việc tại VTV".

Trong những ngày qua, tôi đã cất công tìm hiểu từ các nguồn tư liệu thì được biết tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Skytree (Nhật Bản) với chiều cao 634m, còn tháp truyền hình VN theo dự án có chiều cao 636m.

Mặc dù chủ đầu tư của tháp truyền hình Tokyo Skytree là Đài truyền hình NHK nổi tiếng hợp tác với năm đài khác, nhưng người ta khẳng định rằng công trình này là biểu tượng của Tokyo chứ không phải phục vụ cho truyền hình.

Nếu ngày xưa, khi truyền hình còn truyền tín hiệu analog thì chiều cao của tháp đóng vai trò quan trọng, chứ ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì chiều cao của tháp là vô nghĩa.

Như vậy, với lộ trình đến năm 2020 truyền hình VN sẽ chấm dứt hoàn toàn việc phát analog, thì tháp truyền hình VN cao nhất thế giới cũng sẽ như Tokyo Skytree (Nhật), tháp truyền hình Quảng Châu, Minh châu phương Đông - Thượng Hải (Trung Quốc) - các tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay mang ý nghĩa biểu tượng là chính.

Và chúng ta hãy xem Nhật và Trung Quốc xây dựng biểu tượng khi nào? Tháp Tokyo Skytree khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2012; tháp Minh châu phương Đông xây vào đầu thập niên 1990 (cao 468m); tháp truyền hình Quảng Châu (cao 600m) xây năm 2005, hoàn thành năm 2009.

Nghĩa là khi xây dựng những tháp truyền hình mang ý nghĩa biểu tượng này, Nhật và Trung Quốc đều là cường quốc hàng đầu thế giới. Chỉ riêng chúng ta là mơ mộng đến tháp truyền hình cao nhất thế giới khi mới vừa thoát nghèo!

Đi sau những tháp truyền hình vĩ đại này là câu chuyện làm thế nào để khai thác hiệu quả, chứ không phải để nó biến thành "cục nợ". Chúng ta hãy xem nhiều tòa cao ốc hiện nay ở VN phải thuê mướn các nhà quản lý nước ngoài, và nhiều nơi méo mặt vì chưa hiệu quả.

Chúng ta được thiên nhiên ban tặng những kỳ quan như Hạ Long, hệ thống hang động Phong Nha hàng đầu thế giới, cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ... nhưng vẫn chưa khai thác tốt nhất cho du lịch. Với thực trạng như vậy mà mơ dùng tháp truyền hình cao nhất thế giới để kinh doanh, thu hút khách nước ngoài thì có quá viển vông chăng?

Rất nhiều người dân như chúng tôi thấy rằng VN chúng ta mắc cái bệnh ưa thích "nhất thế giới". Có điều những cái "nhất thế giới" ấy chẳng giúp VN thành rồng.

Chúng tôi chỉ sợ rằng tô hủ tiếu lớn nhất thế giới, chiếc nón lá lớn nhất thế giới... chẳng gây thiệt hại gì đáng kể, chứ tháp truyền hình lớn nhất thế giới thì phải chi vào đấy cả tỉ USD (kinh phí xây dựng tháp Tokyo Skytree là 820 triệu USD), không cẩn thận lại thêm nợ.

Còn nếu muốn "nhất thế giới", tôi mong VTV đặt ra các dự án sau: đài truyền hình có nhiều chương trình hay nhất và mang tính giáo dục cao nhất thế giới, sáng tạo nhất thế giới (chứ không phải bỏ tiền tỉ đi mua bản quyền game show của thế giới), phục vụ người dân tốt nhất thế giới...

Dự án phát triển đô thị ven sông Đồng Nai với khách sạn, nhà phố thương mại, siêu thị, chung cư, cao ốc văn phòng, công viên... có 7,72 ha lấn sông. 
Một góc đại công trường trên sông của dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai". Ảnh: Hoàng Trường

Một góc đại công trường trên sông của dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai"

Ngày 23/3, Mạng lưới sông ngòi Việt nam (VRN) gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" có vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.

Theo VRN, dự án lấn sông sẽ có những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường kinh tế và xã hội lưu vực sông Đồng Nai, tạo tiền lệ xấu cho việc vi phạm và lấn chiếm hành lang thoát lũ và dòng chảy của các con sông của Việt Nam. "Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Đồng Nai thực chất là một công trình lấn sông, lấn chiếm bờ sông khi tổng diện tích của dự án 8,4 ha mà đã lấn chiếm 7,72 ha vùng đất ngập nước ven sông và mặt nước sông", văn bản của VRN nêu.

Sông Đồng Nai là lưu vực sông có tầm quan trọng lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội và dân sinh của 11 tỉnh nhưng là lưu vực có bình quân lượng nước hàng năm trên đầu người thấp nhất trong các lưu vực sông của Việt Nam. VRN khẳng định, dự án sẽ tiếp tục đẩy con sông Đồng Nai vào tình trạng tồi tệ hơn về môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của lưu vực nên mong muốn UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư ngừng việc xây dựng để có sự tham vấn rộng rãi xung quanh dự án.

Toàn cảnh dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" sau khi hoàn thành.

Toàn cảnh dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" nằm trên sông sau khi hoàn thành.

Dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một được triển khai từ năm 2013 đến 2016 bao gồm các hạng mục, công trình: xây dựng tuyến kè, san lấp mặt bằng, đường ven sông, cùng các đường đấu nối với đường Cách Mạng Tháng Tám, xây dựng công viên và đầu tư dãy nhà phố... với tổng kinh phí 416 tỷ đồng.

Giai đoạn hai, từ năm 2016 đến 2019, sẽ tập trung tôn tạo các công trình di tích như: Phụng Sơn Tự, Đình Phước Lư, đồng thời phát triển các khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm... với tổng kinh phí trên 1.400 tỷ đồng. Giai đoạn ba, 2019-2022, xây dựng khối cao ốc văn phòng, khách sạn, trong đó có 3 tòa tháp (cao nhất là cao ốc văn phòng 27 tầng) với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng.

Dự án có chiều dài 1,3 km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100 m.

Ông Lý Quang Diệu, vị Thủ tướng đầu tiên của Singapore, là một nhà lãnh đạo xuất chúng. Ông được coi là kiến trúc sư của "đảo quốc sư tử", một chính khách quốc tế có danh tiếng và là một nhà lãnh đạo có hiệu quả, uy tín.

Lý Quang Diệu - Nhà lãnh đạo kiệt xuất trong lịch sử đương đại
Khó có nhà lãnh đạo nào nhận được sự tín nhiệm cao cả ở trong nước và quốc tế như ông Lý Quang Diệu (Ảnh: AFP)

Theo các học giả Singapore, di sản lớn nhất mà ông Lý Quang Diệu để lại được là đất nước mà ông đã dành hết tâm huyết gây dựng sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng ngay cả khi ông hay Đảng Nhân dân Hành động (PAP) do ông sáng lập qua đi. Sở dĩ PAP tồn tại và duy trì được vị thế trong suốt 50 năm qua là vì đảng này đã có được một nhà lãnh đạo có uy tín: ông Lý Quang Diệu.

Điểm lại, trong hơn 3 thập kỷ cầm quyền kể từ khi đất nước Singapore được thành lập năm 1965 đến những năm 90 của thế kỷ trước, ông Lý Quang Diệu luôn đưa ra được những quyết sách mang đầy tính chiến lược nhằm tạo nên một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, một trung tâm tài chính và công nghệ cao lớn nhất khu vực.

Dưới sự dẫn dắt của ông, Singpare không chỉ là một xã hội hiện đại, văn minh, mà còn là một địa điểm an toàn và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Ngoài ra, chính sách trọng dụng nhân tài và "kiên quyết nói không với tham nhũng" cũng là hai yếu tố quan trọng nhất tạo nên một Singapore ngày nay, nơi vừa được coi là "miền đất hứa" cho những tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới, vừa là nơi có nền hành chính công bậc nhất thế giới hiện nay.

"Nếu chúng ta không ra sức làm việc, thì khi nhân dân mất lòng tin, tội lỗi sẽ thuộc về chúng ta. Khi nhân dân đã mất hết lòng tin, thì họ sẽ đòi hỏi một chính phủ khác" - Lý Quang Diệu

Khi được hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thành công (ít nhất về mặt kinh tế) của Singapore, ông Ong Keng Yong, cựu Tổng Thư ký ASEAN, không ngần ngại trả lời rằng "Singapore thành công vì lãnh đạo có tầm nhìn xa". Theo ông, để thuyết phục mọi người theo đuổi tư tưởng của mình, ông Lý có đủ phẩm chất, uy tín và tư cách cá nhân.

"Theo tôi, làm một người lãnh đạo giỏi, anh phải có tầm nhìn và phải có uy tín cá nhân. Anh sẽ không thuyết phục được người khác nếu anh không gương mẫu, không dám hy sinh và không làm những gì đã hứa. Ông Lý Quang Diệu là một người luôn sống gương mẫu. Ông có một cuộc sống đơn giản, bình dị, không xa hoa. Theo tôi, lãnh đạo tài giỏi và đạo đức là những điều rất quan trọng", ông Ong Keng Yong nhớ lại.

Những thành quả mà nhà lãnh đạo xuất chúng Lý Quang Diệu đã mang đến cho "đảo quốc sư tử" không chỉ được thể hiện ở việc Singapore đã phát triển trở thành một trong những quốc gia giàu có và đáng sống nhất thế giới, mà còn ở việc nâng tầm vị thế quốc tế của đất nước vốn chỉ có vỏn vẹn khoảng 6 triệu dân với nhiều xuất xứ và văn hóa khác khau này.

Ông Ho Kwon Ping - Chủ tịch Tập đoàn truyền thông MediaCorp và Hiệu trưởng Đại học Quản trị Singapore – cho rằng một trong những kỳ tích của Thủ tướng Lý Quang Diệu là ông đã đoàn kết được một đất nước có nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, với những nền văn hóa khác nhau và những xung đột giữa các cộng đồng đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo ông Ho, chìa khóa để người sáng lập ra Singapore có thể làm được như vậy là ông luôn coi việc xây dựng đất nước là ưu tiên hàng đầu và đã rất thành công trong việc đó. "Không người dân Singapore hay người nước ngoài nào ngày hôm nay có thể nghi ngờ chuyện chúng tôi có chung một bản sắc, những giá trị và khát vọng chung. Đó là một thành quả không nhỏ chút nào", ông Ho Kwon Ping nói.

Theo ông Ho Kwon Ping, trong lịch sử hiện đại có rất ít nhà lập quốc hay cách mạng biết chọn thời điểm để rút lui và hơn nữa có khả năng đưa đất nước mình tới một tương lai ổn định và phát triển như ông Lý Quang Diệu

Tất nhiên, để bảo vệ những thành quả đạt được, Singapore đã và đang làm tất cả để duy trì di sản của ông Lý Quang Diệu như phát triển hệ thống giáo dục tốt, tạo sự hài hòa giữa các cộng đồng, thúc đẩy lối sống trung thực, không tham nhũng, tuyển chọn công chức dựa trên năng lực, đạo đức chứ không phải trên các mối quan hệ gia đình, bè phái.

Singapore còn là nước có nền hành chính công tinh gọn và tốt nhất thế giới, đồng thời luôn được xếp hàng đầu trong các đánh giá minh bạch quốc gia. Để ngăn chặn nạn tham nhũng gặm nhấm xã hội, ông Lý Quang Diệu và các thế hệ lãnh đạo sau này ở Singapore đều áp dụng hệ thống lương thưởng công minh. Mức lương của Thủ tướng và các thành viên nội các Singpaore luôn thuộc hàng cao nhất thế giới. Hiện lương của Thủ tướng Singapore vào khoảng 2,2 triệu USD một năm, vượt cả Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ.

Đối với bộ máy hành chính cũng vậy. Chính phủ Singapore chủ trương duy trì một bộ máy tinh gọn tối giản và trả lương rất cao cho các công chức làm việc trong bộ máy này. Do được nhận lương cao (dư sức nuôi cả gia đình trong điều kiện tốt nhất) và sẽ bị đuổi việc vĩnh viễn nếu có hành vi tham nhũng hay hành dân, nên mỗi công chức Singapore đều là một "công bộc" thực sự của dân. Chính điều này càng khiến cho Singapore có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư và trở thành hình mẫu hành chính công hiện đại của thế kỷ 21.

Để làm được những điều trên chắc chắn không phải là chuyện dễ. Thế nhưng Singapore dưới sự dẫn dắt của ông Lý Quang Diệu, tiếp đến làGoh Chok Tong và nay là Lý Hiển Long, đều đã làm được một cách thành công, vượt mong đợi của cả người dân Singapore lẫn cộng đồng khu vực và quốc tế.

Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ trần vào hồi 3h18 sáng nay, hưởng thọ 91 tuổi. Singapore dự để quốc tang ông. 

Ông Lý Quang Diệu đã hoàn thành hành trình cuộc đời. Đó là hành trình cống hiến và xây dựng Singapore. Ông để lại cho người dân Singapore di sản to lớn: một đất nước độc lập, an toàn, an ninh, hòa thuận và thịnh vượng Hành động biết ơn có ý nghĩa nhất mà người dân Singapore có thể thực hiện để đền đáp ông Lý Quang Diệu chính là trân trọng và phát huy những di sản mà ông đã để lại cho chúng ta, xây dựng đất nước Singapore thành một đất nước tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai


Tổng số lượt xem trang