Có tới 63% doanh nghiệp cho biết để giải quyết vấn đề được nhanh chóng cũng như tạo ra mối quan hệ ngầm với quan chức họ buộc phải chi những khoản phí không chính thức. Song, có đến 88% doanh nghiệp khi được hỏi lại cho rằng, đạo đức công chức bị suy đồi nên mới tham nhũng. Bên cạnh đó, với đồng lương không đủ sống khiến cho quan chức phải…kiếm thêm bằng cái ghế của mình.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam vẫn là bài ca muôn thuở. Cho đến tận bây giờ chính quyền vẫn chưa tìm được phương thuốc đặc trị để giải quyết căn bệnh nan y này. Mới đây, trong cuộc đối thoại về Phòng chống tham nhũng lần thứ 13, ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng, đó là do doanh nghiệp đưa tiền cho quan chức.
“Môi trường kinh doanh thiếu liêm chính tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển, trong đó tác nhân lớn nhất là doanh nghiệp và người cầm tiền”. Lời ông Nguyễn Xuân Phúc.
Thoạt đầu, lời nói này xem ra không phải không có lý. Theo những nghiên cứu, tìm hiểu của các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam đã “tham gia chủ động chuỗi tham nhũng-hối lộ” khiến cho vòng luẩn quẩn mà trong một môi trường chính trị như Việt Nam họ không thể nào thoát ra được.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phát biểu trong cuộc đối thoại lần thứ 13 về phòng chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng
Khi tìm hiểu, có đến hơn 75% doanh nghiệp cho biết họ hối lộ, trong số đó 59% doanh nghiệp tặng quà hoặc tiền cho quan chức. Đó là những số liệu nghiên cứu từ Ngân hàng thế giới (world bank) và Thanh tra Chính phủ. 
Có tới 63% doanh nghiệp cho biết để giải quyết vấn đề được nhanh chóng cũng như tạo ra mối quan hệ ngầm với quan chức họ buộc phải chi những khoản phí không chính thức. Song, có đến 88% doanh nghiệp khi được hỏi lại cho rằng, đạo đức công chức bị suy đồi nên mới tham nhũng. Bên cạnh đó, với đồng lương không đủ sống khiến cho quan chức phải…kiếm thêm bằng cái ghế của mình.
Xét theo quy luật cung-cầu, một bên là quan chức với tiền lương ít ỏi không đủ để trang trải cuộc sống tối thiểu, việc họ khát khao để có tiền cho bản thân và gia đình; một bên là doanh nghiệp có nhu cầu giải quyết công việc nhanh chóng, không gặp những trở ngại, bị gây khó dễ. Hai yếu tố ấy gặp nhau thì việc vi phạm pháp luật là điều tất yếu, khó có thể khác đi. Chính quyền dù biết vấn nạn tham nhũng nhưng cũng không dám giải quyết triệt để. Vì ngân sách không đủ để làm cho đời sống công chức được no đủ, họ phải giả lơ để tiếp tục duy trì bộ máy cồng kềnh. Chính vì lẽ đó mà ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã từng nói: “Bắt hết thì ấy ai làm việc”. Câu nói ấy phần nào cho thấy tình trạng tham nhũng là vô phương cứu chữa.
Quay lại lời nói của ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ông cho rằng, tác nhân chính của việc tham nhũng là do doanh nghiệp. Lối nói đó nhằm bạo biện cho sự yếu kém, suy thoái đạo đức của công chức chính quyền. Một thực tế cho thấy rằng, tất cả những quốc gia tiến bộ ở Âu-Mỹ, bộ máy chính quyền vận hành minh bạch, rõ ràng khiến cho nạn tham nhũng chẳng dám hoành hành. Chỉ cần nhân viên tham nhũng, thì người đứng đầu ban ngành phải chịu trách nhiệm, phải từ chức. Ở Việt Nam, cho dù tham nhũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ nhưng chúng ta chưa thấy quan chức nào từ chức.
Để che dấu đi sự thối nát của chế độ, sự băng hoại đạo đức công chức chính quyền, ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chọn phương án đổ lỗi cho người dân. Ông cho rằng chính người dân làm hư cán bộ, chứ với nền tảng đạo đức Hồ Chí Minh, quan chức Việt Nam hết sức liêm khiết. Song, trên hết, lỗi của nhân dân là chấp nhận sự cai trị độc tài của chế độ thối tha này quá lâu mà không chịu đứng lên dẹp bỏ. Đó mới chính là lỗi lớn nhất của người dân Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang