Sau 1 tuần diễn ra lễ khánh thành, phần gạch trước mặt tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng bị vỡ, bong tróc.

Sáng 31-3, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam (chủ đầu tư dự án), đã cho công nhân sửa lại nền gạch bị vỡ tại công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

Có mặt tại đây, chúng tôi ghi nhận có hơn 15 công nhân đang tháo những viên gạch bị bong tróc để thay vào những viên gạch mới.

Theo chủ đầu tư, vị trí vỡ nằm ở khe nhiệt dễ bị co giãn, do làm sân khấu khiến gạch bị vỡ chứ không phải do chất lượng công trình kém!

Theo chủ đầu tư, vị trí vỡ nằm ở khe nhiệt dễ bị co giãn, do làm sân khấu khiến gạch bị vỡ chứ không phải do chất lượng công trình kém!

Tiếng máy cắt gạch rền vang giữa bầu trời nắng gắt. Trong khi đó, nhiều du khách đến tham quan tỏ ra ngạc nhiên vì theo thông tin họ biết thì công trình đã khánh thành, không hiểu sao vẫn có nhiều công nhân làm việc.

Những công nhân làm việc ở đây cho biết việc sửa chữa sẽ được hoàn thành ngay trong ngày 31-3.

Ông Công giải thích, theo thiết kế, đây là một hồ nước có hình bán nguyệt gắn kết với chân tượng đài. Vào ngày tổ chức lễ khánh thành, ban tổ chức đã tiến hành hút nước để làm sân khấu. Trong quá trình làm, xe chở vật liệu chạy vào cũng như do lượng người quá đông đã gây co giãn ở khe nhiệt dẫn đến việc gạch bị bong tróc, chứ không phải do chất lượng công trình kém. "Sau khi sửa lại, công trình sẽ đẹp như cũ mà không gây phản cảm!" – ông Công khẳng định.Gạch bị bong tróc một đường dài phía dưới chân tượng đài

Gạch bị bong tróc một đường dài phía dưới chân tượng đài

Ông Công giải thích, theo thiết kế, đây là một hồ nước có hình bán nguyệt gắn kết với chân tượng đài. Vào ngày tổ chức lễ khánh thành, ban tổ chức đã tiến hành hút nước để làm sân khấu. Trong quá trình làm, xe chở vật liệu chạy vào cũng như do lượng người quá đông đã gây co giãn ở khe nhiệt dẫn đến việc gạch bị bong tróc, chứ không phải do chất lượng công trình kém. "Sau khi sửa lại, công trình sẽ đẹp như cũ mà không gây phản cảm!" – ông Công khẳng định.

 Nhiều công nhân sửa gạch bị vỡ trong sáng 31-3

Nhiều công nhân sửa gạch bị vỡ trong sáng 31-3

 

Chân dung quyền lực nhận được thư của một bạn đọc, nhận là người đang công tác trong lĩnh vực truyền hình, nêu ra một số vấn đề xoay quanh dự án VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới. 

Tháp truyền hình Tokyo Skytree cao nhất thế giới hiện nay (634m). Dự án tháp truyền hình VN sẽ cao hơn 2m! - Ảnh: Tokyoskytree

Chân dung quyền lực xin đăng nội dung lá thư này.

Có một sự kiện được rất nhiều người công tác trong lĩnh vực truyền hình bàn tán cũng như không ít người quan tâm hỏi han, đó là dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới của Đài truyền hình VN (VTV).

Ngày 10-3, tại khách sạn Hilton - Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng tháp truyền hình VN, với sự tham gia của đại diện VTV, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty cổ phần Tập đoàn BRG.

Phát biểu tại sự kiện này, ông Trần Bình Minh cho biết độ cao của tháp truyền hình VN sẽ là 636m, cao nhất thế giới.

Ông Trần Bình Minh chia sẻ: "Đó là mơ ước của VTV, mơ ước của không biết bao nhiêu thế hệ những người làm việc tại VTV".

Trong những ngày qua, tôi đã cất công tìm hiểu từ các nguồn tư liệu thì được biết tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Skytree (Nhật Bản) với chiều cao 634m, còn tháp truyền hình VN theo dự án có chiều cao 636m.

Mặc dù chủ đầu tư của tháp truyền hình Tokyo Skytree là Đài truyền hình NHK nổi tiếng hợp tác với năm đài khác, nhưng người ta khẳng định rằng công trình này là biểu tượng của Tokyo chứ không phải phục vụ cho truyền hình.

Nếu ngày xưa, khi truyền hình còn truyền tín hiệu analog thì chiều cao của tháp đóng vai trò quan trọng, chứ ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì chiều cao của tháp là vô nghĩa.

Như vậy, với lộ trình đến năm 2020 truyền hình VN sẽ chấm dứt hoàn toàn việc phát analog, thì tháp truyền hình VN cao nhất thế giới cũng sẽ như Tokyo Skytree (Nhật), tháp truyền hình Quảng Châu, Minh châu phương Đông - Thượng Hải (Trung Quốc) - các tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay mang ý nghĩa biểu tượng là chính.

Và chúng ta hãy xem Nhật và Trung Quốc xây dựng biểu tượng khi nào? Tháp Tokyo Skytree khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2012; tháp Minh châu phương Đông xây vào đầu thập niên 1990 (cao 468m); tháp truyền hình Quảng Châu (cao 600m) xây năm 2005, hoàn thành năm 2009.

Nghĩa là khi xây dựng những tháp truyền hình mang ý nghĩa biểu tượng này, Nhật và Trung Quốc đều là cường quốc hàng đầu thế giới. Chỉ riêng chúng ta là mơ mộng đến tháp truyền hình cao nhất thế giới khi mới vừa thoát nghèo!

Đi sau những tháp truyền hình vĩ đại này là câu chuyện làm thế nào để khai thác hiệu quả, chứ không phải để nó biến thành "cục nợ". Chúng ta hãy xem nhiều tòa cao ốc hiện nay ở VN phải thuê mướn các nhà quản lý nước ngoài, và nhiều nơi méo mặt vì chưa hiệu quả.

Chúng ta được thiên nhiên ban tặng những kỳ quan như Hạ Long, hệ thống hang động Phong Nha hàng đầu thế giới, cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ... nhưng vẫn chưa khai thác tốt nhất cho du lịch. Với thực trạng như vậy mà mơ dùng tháp truyền hình cao nhất thế giới để kinh doanh, thu hút khách nước ngoài thì có quá viển vông chăng?

Rất nhiều người dân như chúng tôi thấy rằng VN chúng ta mắc cái bệnh ưa thích "nhất thế giới". Có điều những cái "nhất thế giới" ấy chẳng giúp VN thành rồng.

Chúng tôi chỉ sợ rằng tô hủ tiếu lớn nhất thế giới, chiếc nón lá lớn nhất thế giới... chẳng gây thiệt hại gì đáng kể, chứ tháp truyền hình lớn nhất thế giới thì phải chi vào đấy cả tỉ USD (kinh phí xây dựng tháp Tokyo Skytree là 820 triệu USD), không cẩn thận lại thêm nợ.

Còn nếu muốn "nhất thế giới", tôi mong VTV đặt ra các dự án sau: đài truyền hình có nhiều chương trình hay nhất và mang tính giáo dục cao nhất thế giới, sáng tạo nhất thế giới (chứ không phải bỏ tiền tỉ đi mua bản quyền game show của thế giới), phục vụ người dân tốt nhất thế giới...

Dự án phát triển đô thị ven sông Đồng Nai với khách sạn, nhà phố thương mại, siêu thị, chung cư, cao ốc văn phòng, công viên... có 7,72 ha lấn sông. 
Một góc đại công trường trên sông của dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai". Ảnh: Hoàng Trường

Một góc đại công trường trên sông của dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai"

Ngày 23/3, Mạng lưới sông ngòi Việt nam (VRN) gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" có vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.

Theo VRN, dự án lấn sông sẽ có những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường kinh tế và xã hội lưu vực sông Đồng Nai, tạo tiền lệ xấu cho việc vi phạm và lấn chiếm hành lang thoát lũ và dòng chảy của các con sông của Việt Nam. "Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Đồng Nai thực chất là một công trình lấn sông, lấn chiếm bờ sông khi tổng diện tích của dự án 8,4 ha mà đã lấn chiếm 7,72 ha vùng đất ngập nước ven sông và mặt nước sông", văn bản của VRN nêu.

Sông Đồng Nai là lưu vực sông có tầm quan trọng lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội và dân sinh của 11 tỉnh nhưng là lưu vực có bình quân lượng nước hàng năm trên đầu người thấp nhất trong các lưu vực sông của Việt Nam. VRN khẳng định, dự án sẽ tiếp tục đẩy con sông Đồng Nai vào tình trạng tồi tệ hơn về môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của lưu vực nên mong muốn UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư ngừng việc xây dựng để có sự tham vấn rộng rãi xung quanh dự án.

Toàn cảnh dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" sau khi hoàn thành.

Toàn cảnh dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" nằm trên sông sau khi hoàn thành.

Dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một được triển khai từ năm 2013 đến 2016 bao gồm các hạng mục, công trình: xây dựng tuyến kè, san lấp mặt bằng, đường ven sông, cùng các đường đấu nối với đường Cách Mạng Tháng Tám, xây dựng công viên và đầu tư dãy nhà phố... với tổng kinh phí 416 tỷ đồng.

Giai đoạn hai, từ năm 2016 đến 2019, sẽ tập trung tôn tạo các công trình di tích như: Phụng Sơn Tự, Đình Phước Lư, đồng thời phát triển các khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm... với tổng kinh phí trên 1.400 tỷ đồng. Giai đoạn ba, 2019-2022, xây dựng khối cao ốc văn phòng, khách sạn, trong đó có 3 tòa tháp (cao nhất là cao ốc văn phòng 27 tầng) với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng.

Dự án có chiều dài 1,3 km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100 m.

Ông Lý Quang Diệu, vị Thủ tướng đầu tiên của Singapore, là một nhà lãnh đạo xuất chúng. Ông được coi là kiến trúc sư của "đảo quốc sư tử", một chính khách quốc tế có danh tiếng và là một nhà lãnh đạo có hiệu quả, uy tín.

Lý Quang Diệu - Nhà lãnh đạo kiệt xuất trong lịch sử đương đại
Khó có nhà lãnh đạo nào nhận được sự tín nhiệm cao cả ở trong nước và quốc tế như ông Lý Quang Diệu (Ảnh: AFP)

Theo các học giả Singapore, di sản lớn nhất mà ông Lý Quang Diệu để lại được là đất nước mà ông đã dành hết tâm huyết gây dựng sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng ngay cả khi ông hay Đảng Nhân dân Hành động (PAP) do ông sáng lập qua đi. Sở dĩ PAP tồn tại và duy trì được vị thế trong suốt 50 năm qua là vì đảng này đã có được một nhà lãnh đạo có uy tín: ông Lý Quang Diệu.

Điểm lại, trong hơn 3 thập kỷ cầm quyền kể từ khi đất nước Singapore được thành lập năm 1965 đến những năm 90 của thế kỷ trước, ông Lý Quang Diệu luôn đưa ra được những quyết sách mang đầy tính chiến lược nhằm tạo nên một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, một trung tâm tài chính và công nghệ cao lớn nhất khu vực.

Dưới sự dẫn dắt của ông, Singpare không chỉ là một xã hội hiện đại, văn minh, mà còn là một địa điểm an toàn và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Ngoài ra, chính sách trọng dụng nhân tài và "kiên quyết nói không với tham nhũng" cũng là hai yếu tố quan trọng nhất tạo nên một Singapore ngày nay, nơi vừa được coi là "miền đất hứa" cho những tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới, vừa là nơi có nền hành chính công bậc nhất thế giới hiện nay.

"Nếu chúng ta không ra sức làm việc, thì khi nhân dân mất lòng tin, tội lỗi sẽ thuộc về chúng ta. Khi nhân dân đã mất hết lòng tin, thì họ sẽ đòi hỏi một chính phủ khác" - Lý Quang Diệu

Khi được hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thành công (ít nhất về mặt kinh tế) của Singapore, ông Ong Keng Yong, cựu Tổng Thư ký ASEAN, không ngần ngại trả lời rằng "Singapore thành công vì lãnh đạo có tầm nhìn xa". Theo ông, để thuyết phục mọi người theo đuổi tư tưởng của mình, ông Lý có đủ phẩm chất, uy tín và tư cách cá nhân.

"Theo tôi, làm một người lãnh đạo giỏi, anh phải có tầm nhìn và phải có uy tín cá nhân. Anh sẽ không thuyết phục được người khác nếu anh không gương mẫu, không dám hy sinh và không làm những gì đã hứa. Ông Lý Quang Diệu là một người luôn sống gương mẫu. Ông có một cuộc sống đơn giản, bình dị, không xa hoa. Theo tôi, lãnh đạo tài giỏi và đạo đức là những điều rất quan trọng", ông Ong Keng Yong nhớ lại.

Những thành quả mà nhà lãnh đạo xuất chúng Lý Quang Diệu đã mang đến cho "đảo quốc sư tử" không chỉ được thể hiện ở việc Singapore đã phát triển trở thành một trong những quốc gia giàu có và đáng sống nhất thế giới, mà còn ở việc nâng tầm vị thế quốc tế của đất nước vốn chỉ có vỏn vẹn khoảng 6 triệu dân với nhiều xuất xứ và văn hóa khác khau này.

Ông Ho Kwon Ping - Chủ tịch Tập đoàn truyền thông MediaCorp và Hiệu trưởng Đại học Quản trị Singapore – cho rằng một trong những kỳ tích của Thủ tướng Lý Quang Diệu là ông đã đoàn kết được một đất nước có nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, với những nền văn hóa khác nhau và những xung đột giữa các cộng đồng đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo ông Ho, chìa khóa để người sáng lập ra Singapore có thể làm được như vậy là ông luôn coi việc xây dựng đất nước là ưu tiên hàng đầu và đã rất thành công trong việc đó. "Không người dân Singapore hay người nước ngoài nào ngày hôm nay có thể nghi ngờ chuyện chúng tôi có chung một bản sắc, những giá trị và khát vọng chung. Đó là một thành quả không nhỏ chút nào", ông Ho Kwon Ping nói.

Theo ông Ho Kwon Ping, trong lịch sử hiện đại có rất ít nhà lập quốc hay cách mạng biết chọn thời điểm để rút lui và hơn nữa có khả năng đưa đất nước mình tới một tương lai ổn định và phát triển như ông Lý Quang Diệu

Tất nhiên, để bảo vệ những thành quả đạt được, Singapore đã và đang làm tất cả để duy trì di sản của ông Lý Quang Diệu như phát triển hệ thống giáo dục tốt, tạo sự hài hòa giữa các cộng đồng, thúc đẩy lối sống trung thực, không tham nhũng, tuyển chọn công chức dựa trên năng lực, đạo đức chứ không phải trên các mối quan hệ gia đình, bè phái.

Singapore còn là nước có nền hành chính công tinh gọn và tốt nhất thế giới, đồng thời luôn được xếp hàng đầu trong các đánh giá minh bạch quốc gia. Để ngăn chặn nạn tham nhũng gặm nhấm xã hội, ông Lý Quang Diệu và các thế hệ lãnh đạo sau này ở Singapore đều áp dụng hệ thống lương thưởng công minh. Mức lương của Thủ tướng và các thành viên nội các Singpaore luôn thuộc hàng cao nhất thế giới. Hiện lương của Thủ tướng Singapore vào khoảng 2,2 triệu USD một năm, vượt cả Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ.

Đối với bộ máy hành chính cũng vậy. Chính phủ Singapore chủ trương duy trì một bộ máy tinh gọn tối giản và trả lương rất cao cho các công chức làm việc trong bộ máy này. Do được nhận lương cao (dư sức nuôi cả gia đình trong điều kiện tốt nhất) và sẽ bị đuổi việc vĩnh viễn nếu có hành vi tham nhũng hay hành dân, nên mỗi công chức Singapore đều là một "công bộc" thực sự của dân. Chính điều này càng khiến cho Singapore có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư và trở thành hình mẫu hành chính công hiện đại của thế kỷ 21.

Để làm được những điều trên chắc chắn không phải là chuyện dễ. Thế nhưng Singapore dưới sự dẫn dắt của ông Lý Quang Diệu, tiếp đến làGoh Chok Tong và nay là Lý Hiển Long, đều đã làm được một cách thành công, vượt mong đợi của cả người dân Singapore lẫn cộng đồng khu vực và quốc tế.

Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ trần vào hồi 3h18 sáng nay, hưởng thọ 91 tuổi. Singapore dự để quốc tang ông. 

Ông Lý Quang Diệu đã hoàn thành hành trình cuộc đời. Đó là hành trình cống hiến và xây dựng Singapore. Ông để lại cho người dân Singapore di sản to lớn: một đất nước độc lập, an toàn, an ninh, hòa thuận và thịnh vượng Hành động biết ơn có ý nghĩa nhất mà người dân Singapore có thể thực hiện để đền đáp ông Lý Quang Diệu chính là trân trọng và phát huy những di sản mà ông đã để lại cho chúng ta, xây dựng đất nước Singapore thành một đất nước tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai


Với công văn yêu cầu các Sở GD&ĐT tuyệt đối không được cho phép thi tuyển sinh vào lớp 6, Bộ GD&ĐT đã khiến nhiều cán bộ quản lý giáo dục cũng như nhiều người dân có con đang học lớp 5 lo lắng.

Nhà trường đau  đầu tìm giải pháp

Nhà trường đau đầu tìm giải pháp

Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội là một trường phổ thông thực hành của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Vì thế, dù là trường công lập nhưng trường tuyển sinh không theo tuyến cũng như không phải làm nhiệm vụ phổ cập THCS trên địa bàn như hầu hết các trường công lập khác của Hà Nội. Là một trường có tiếng nên những năm trước số phụ huynh muốn đăng ký cho con mình vào học đông hơn gấp nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển sinh. Vì thế, để tuyển sinh, trường đã phải tổ chức thi tuyển, sau đó xét trúng tuyển theo danh sách từ điểm cao xuống thấp. Năm ngoái, chỉ tiêu vào lớp 6 của trường là 240 học sinh, trong khi số hồ sơ đăng ký dự thi là gần 2.600 hồ sơ.

Theo một cán bộ quản lý của trường, nếu năm nay lượng học sinh đăng ký vào trường cũng cao gấp nhiều lần so với chỉ tiêu thì việc tìm giải pháp nào để tuyển sinh trong khi Bộ GD&ĐT không cho phép tổ chức thi là điều không hề đơn giản. "Chúng tôi đang phải chờ ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội", vị cán bộ này cho biết.

Trên địa bàn Hà Nội, ngoài trường Nguyễn Tất Thành còn có nhiều đơn vị khác mà việc tổ chức thi tuyển sinh hàng năm là một đòi hỏi khách quan: THCS Marie Curie, THCS Lương Thế Vinh, khối THCS của trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam… Như Trường THCS Lương Thế Vinh năm ngoái tuyển 500 học sinh trong khi tổng số đăng ký dự thi là hơn 3.500 em. 

Còn trường THCS Marie Curie trung bình mỗi năm có số lượng thí sinh đăng ký vào trường ở mức từ 1.200 đến 1.500 em trong khi chỉ tiêu khoảng 300 em. Năm học tới, "cuộc đua" vào trường dự báo sẽ căng thẳng hơn khi mà Trường Tiểu học Marie Curie có 4 lớp 5 với 120 em sẽ lên lớp 6, theo đó chỉ tiêu tuyển ở bên ngoài cho lớp 6 sẽ chỉ còn khoảng 150 em. Nan giải nhất là khối THCS của Hà Nội - Amsterdam. Đây là khối học được mở ra nhằm tạo nguồn cho trường chuyên lớn nhất của Thủ đô nên là mục tiêu cho rất nhiều học sinh giỏi hướng tới. Năm ngoái, có hơn 4.000 thí sinh đã đăng ký dự thi vào trường này trong khi chỉ tiêu chỉ là 200 em.

Trao đổi với báo giới, lãnh đạo các trường này đều cho biết hiện họ rất lúng túng trong việc tìm giải pháp tuyển sinh vừa đáp ứng được quyền được chọn lựa những học sinh khá nhất trong số những em có nhu cầu vào trường, vừa đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng trong tuyển sinh với học sinh. PGS Văn Như Cương chia sẻ: "Nếu kiểm tra IQ hay EQ sẽ rất phức tạp, cũng không thể xét theo học bạ vì từ năm học này cấp tiểu học chỉ có hai mức đánh giá học lực của học sinh là đạt và không đạt mà hầu hết các em hoàn thành chương trình tiểu học sẽ ở mức đạt".

Còn bà Vũ Thị Nhung, Phó Hiệu trưởng trường THCS Marie Curie cũng cho biết hiện trường đang phân vân vì chưa chọn được phương án khả thi. "Chúng tôi sẽ phải tuân thủ quy định là không tổ chức thi tuyển các môn văn hóa, nhưng chắc chắn phải tìm một hình thức sàng lọc nào đó", bà Nhung khẳng định.

Nhà trường đau  đầu tìm giải pháp
Lấy gì đảm bảo ngôi trường danh tiếng này sẽ tuyển chọn được các tài năng đích thực như mọi năm, nếu không phải là thi tuyển. Trong ảnh: Các học sinh khối 6 và khối 10 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong ngày nhập trường năm học 2014 - 2015.Ảnh: Việt Hùng.

Bộ "đá bóng" cho Sở?

Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, mọi năm Hà Nội vẫn xin phép UBND thành phố để được tổ chức thi tuyển vào lớp 6 cho khối THCS của trường Hà Nội - Amsterdam. Tuy nhiên, sau khi nhận được công văn gửi các Sở GD&ĐT của Bộ GD&ĐT mới đây, lãnh đạo Sở này cùng các phòng chức năng đang đau đầu tìm giải pháp. "Sắp tới chúng tôi sẽ họp bàn về việc này. Còn hiện thì vẫn đang nghe ngóng, mong chờ sự hiến kế từ dư luận xã hội, trong đó có các cơ quan báo chí", ông Phạm Văn Đại nói.

Dù dư luận xôn xao nhưng khi trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển vẫn khẳng định, chủ trương của Bộ GD&ĐT là cấm tuyệt đối các trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 THCS. "Lựa chọn hình thức khác tuyển sinh như thế nào là nhà trường xây dựng phương án, trình cơ quan quản lý có thẩm quyền của địa phương quyết định, nhất thiết không phải là kiểm tra kiến thức ở tiểu học", Thứ trưởng Hiển nói. 

Về thắc mắc liệu các trường THCS tư thục có được quyết định phương án tuyển sinh của mình hay không, Thứ trưởng Hiển trả lời: "Các cơ sở giáo dục THCS dù công lập hay ngoài công lập đều được thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương, do cơ quan quản lý giáo dục địa phương phê duyệt kế hoạch tuyển sinh hằng năm, trước hết đảm bảo nhiệm vụ phổ cập; bao nhiêu lớp, bao nhiêu chỉ tiêu cũng phụ thuộc vào năng lực đáp ứng của nhà trường. Để bảo đảm giáo dục toàn diện và khắc phục tiêu cực trong việc dạy học quá tải ở tiểu học thì tất cả các cơ sở này đều không được thi tuyển sinh vào lớp 6".

Theo PGS Văn Như Cương, trong câu trả lời của Thứ trưởng Hiển có chứa sự mâu thuẫn và là một động thái "đá quả bóng trách nhiệm cho Sở". "Đúng là việc tuyển sinh là việc của trường nên Bộ không thể lo giúp. Tuy nhiên, Bộ không lo chuyện này nhưng Bộ làm cho các trường lo", PGS Văn Như Cương bình luận.

Còn theo TS Giáp Văn Dương (người sáng lập trường học trực tuyến mở Giapschool), việc cấm thi tuyển sinh vào lớp 6 là một biện pháp không tưởng, vì nó mâu thuẫn với thực tiễn giáo dục cũng như quy luật cạnh tranh sống động của xã hội. "Thực tiễn xã hội là có một số trường mà số thí sinh muốn theo học lớn hơn rất nhiều so với khả năng tiếp nhận của nhà trường. Vì vậy, việc một số thí sinh bị loại trong quá trình tuyển sinh là điều tất yếu. Nếu nhà trường không tổ chức lựa chọn thì họ phải làm thế nào đây? Phải chăng là cho các em bốc thăm hoặc quay số may mắn như quay xổ số? Nếu bốc thăm thì sẽ chỉ tạo ra sự bình đẳng giả tạo về mặt hình thức, vì thực tế là vẫn có một phần thí sinh bị loại, và không tối ưu được việc sử dụng nguồn lực của nhà trường. Bốc thăm để có công bằng chỉ là giải pháp của sự lười biếng".

Cạnh tranh là quy luật chi phối sự phát triển mạnh nhất của xã hội. Giáo dục cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật này. Thi tuyển là một hình thức cạnh tranh lành mạnh trong tuyển sinh, cấm thi tuyển là triệt tiêu sự cạnh tranh lành mạnh, vì thế là giải pháp không tưởng. Giải pháp đúng phải là giải pháp duy trì và khuyến khích sự cạnh tranh, chứ không phải thủ tiêu cạnh tranh để tạo ra bình đẳng giả tạo.

Bộ Công thương vừa có quyết định điều chuyển ông Vũ Quang Hải, Hàm phó Vụ trưởng Bộ Công thương đến nhận công tác và đề cử tham gia HĐQT Sabeco.


Ngày 4.2, Bộ Công thương đã có quyết định số 1288 về việc điều động cán bộ, công chức. 
Theo đó, Quyết định do Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa ký đã đồng ý điều động ông Vũ Quang Hải, Hàm phó Vụ trưởng Bộ Công thương đến nhận công tác tại Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và đề cử tham gia HĐQT Sabeco.
Con-trai-Bo-truong-Bo-Cong-thuong-duoc-dieu-chuyen-tham-gia-HDQT-Sabeco-hinh-anh-1
 Quyết định điều chuyển ông Vũ Quang Hải
 
Con-trai-Bo-truong-Bo-Cong-thuong-duoc-dieu-chuyen-tham-gia-HDQT-Sabeco-hinh-anh-2
 Tờ trình Đại hội cổ đông Sabeco
Quyết định có hiệu lực từ ngày 4.2.
Được biết, ông Vũ Quang Hải sinh năm 1986.. Trước khi về làm việc tại Bộ Công thương, ông Vũ Quang Hải đã làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí, (PVFI) rồi sau đó sang làm Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương.

Trong tháng 3.2015, Bộ Công Thương đã lên phương án bán 53% cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước tại Sabeco để trình Chính phủ xem xét. Theo đó, sở hữu Nhà nước tại Sabeco sẽ giảm từ 89% xuống 36%. Hiện có hơn 10 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, trong đó có các tập đoàn nước ngoài như Ashahi (Nhật Bản), Heineken (Hà Lan), ThaiBev (Thái Lan) và SAB Miller (Mỹ)…Còn trong nước là Công ty CP chứng khoán Sài Gòn SSI, Công ty CP tư vấn Ánh Dương, Công ty CP Tập đoàn Đức Bình. Trong số những đơn vị này, Bộ Công Thương sẽ chọn một đến 2 nhà đầu tư
Các nhà chuyên môn cho rằng việc xây dựng tượng đài là cần thiết, nhất là tượng ghi công mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng vấn đề đặt ra là tượng đài đó được xây như thế nào để có ý nghĩa trong tâm thức người Việt, chứ không phải thật to lớn.
Mẹ Việt Nam anh hùng có cần xây tượng 430 tỷ đồng?
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, mô hình bằng chất liệu xi măng, 
có tỉ lệ 1/1.
 


Lớn nhất Đông Nam Á
Ngày 14-7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu là 81 tỉ đồng (vào tháng 8-2007).
Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên. Chính giữa khối tượng đài là chân dung bán thân mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, hai bên vách đá thể hiện gương mặt những người con…
Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất Đông Nam Á.
 Nói về bản thiết kế và thi công mẫu tượng theo tỉ lệ 1/1, tác giả công trình cho biết: Nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều thấp nhất tại hai đầu vách là 6,8 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m, độ dày nhất tại chân dung là 21,6 m, độ mỏng nhất tại hai đầu vách là 8 m bằng chất liệu granit...
 Trong lòng khối tượng là Nhà Tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 950 m2. Đây là nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hình ảnh về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…
 Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn hình bán nguyệt có diện tích khoảng 981 m2.
 Ngoài khối tượng chính, còn có 8 trụ biểu, có chiều cao 9 m, đường kính 1,65 m đặt tại quảng trường phía trước…
 To lớn mới nói hết cái vĩ đại của mẹ?
 Lý giải về việc nâng tiền đầu tư nói trên, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Do việc trượt giá và thay đổi thiết kế, chất liệu. Nếu giữ nguyên mức giá cũ đối với phần mỹ thuật thì đơn giá bình quân trên 1 m2 của tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cao 18 m dài cả trăm mét, lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á này chỉ bằng 2/3 đơn giá bình quân của các tượng đài khác".
 Theo ông Đinh Gia Thắng: "Do chiều rộng của khuôn viên tượng đài tới 300 m nên tỉ lệ tượng đài chiếm non 1/3. Với biểu tượng này mới có thể nói hết cái vĩ đại của mẹ". Ông Đinh Gia Thắng thử làm một phép so sánh: "Tượng đài Mẹ tổ quốc đặt trên đồi Mamaev của Nga thiên về chiều cao (cao 150 m), trừ thanh kiếm thì còn khoảng 90 m, còn tượng của Việt Nam thiên về chiều ngang. Nếu phân tích ra cũng không biết cái nào lớn hơn cái nào hay là có khi nó ngang nhau".
 Nói về ý tưởng xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, ông Thắng cho biết: "Tượng đài này xây dựng theo cảm thức Á Đông, xây dựng hình ảnh mẹ theo kiểu nhân hậu, hiền hòa, bao dung. Sức mạnh của bà mẹ Việt Nam là ở sự hiền hậu, bao dung đó. Nhìn biểu tượng này chúng ta cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc…".
 Nặng nề, không gần gũi
 Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư TPHCM, ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng xét về mặt kiến trúc, hầu hết các tượng hoành tráng đặt ngoài trời trên thế giới đều mang tính chất tôn giáo. Còn hình ảnh về một người mẹ thường rất thân thuộc, cụ thể chứ không phải thần thánh, nếu chúng ta làm với tỉ lệ lớn sẽ mang tính áp đặt, nặng nề và không gần gũi.
 Với một tượng đài như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, chỗ cao nhất là  18 m, chiều dài vòng cung tới 120 m… làm bằng granit nằm ở khoảng không. Với không gian này, có thể chúng ta chưa làm chủ được khối lượng granit, rất dễ tạo cảm giác khô khốc, chống lại thiên nhiên cho dù có đặt một cái hồ phía trước tượng đài thì cũng vậy, rất khó tạo cảm giác gần gũi.
 Cần một tượng đài tâm thức!
Trái ngược với ý tưởng của họa sĩ Đinh Gia Thắng, một nhóm các nhà điêu khắc ở Hội Mỹ Thuật TPHCM cho rằng: "Giá trị nằm trong chính tinh thần của tác phẩm chứ không đơn thuần chỉ thấy ở nghĩa đen của nó: rộng, to về mặt kích thước".

 Nhóm các nhà điêu khắc này cho biết: "Bất cứ một loại hình nghệ thuật nào ở Việt Nam cũng dựa trên tâm thức người Việt. Tư duy của người Việt không thích những cái gì hoành tráng, quá lớn. Cái hoành tráng nằm chính ở trong tinh thần của tác phẩm".
Mẹ Việt Nam anh hùng có cần xây tượng 430 tỷ đồng?
Phối cảnh tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Hoạ sĩ Đinh Gia Thắng 
                  
"Đối với không gian và điều kiện kinh tế của nước ta nên có những tượng đài vừa tầm  nhưng vẫn mang sức mạnh của ý chí. Tượng đài ở Côn Đảo là một ví dụ, sức mạnh về tinh thần không chỉ cho một thế hệ mà cho nhiều thế hệ.
 Chúng ta không cứ phải dựng to theo kiểu Liên Xô hay Trung Quốc. Người Nga làm tượng lớn vì đó là một dân tộc lớn về lãnh thổ và về tầm vóc. Còn tư duy theo truyền thống của người Việt là cái lớn nằm trong cái nhỏ. Các cổng làng, đình, chùa của mình… đều nhỏ thôi nhưng hàm chứa trong nó những giá trị tinh thần rất lớn.
 Điều đó không có nghĩa là cha ông ta không thể làm to, mà do điều kiện địa lý nóng ẩm, chưa làm xong rêu đã mọc, cộng thêm mưa bão nên người ta cần phải làm thế. Có những thứ càng rêu phong cổ kính càng đẹp nhưng đối với tượng đài bằng đá thì không những không đẹp mà còn mất tính thẩm mỹ của tượng đài" - các nhà chuyên môn phân tích.
 Nhìn từ góc độ tinh thần, một nhà chuyên môn cho rằng từ Bắc vào Nam, các bà mẹ Việt Nam rất kiên cường nhưng hình ảnh đọng lại trong chúng ta là những bà mẹ có vóc người nhỏ bé, hom hem, ngồi ngoáy trầu, ngóng chờ con, không như bà mẹ ở nước Nga, còn trẻ, lực lưỡng giơ cao thanh kiếm, miệng thét lớn… Nếu vì bức bách một tượng nào đó nên bắt nhân vật phải như thế này, thế nọ là duy ý chí.
 Chăm sóc "tượng đài mẹ" đang sống
 Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, cả nước còn khoảng 44.253 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hầu hết các mẹ đã ở vào độ tuổi 90, cái tuổi rất dễ ra đi trong hôm sớm. Trong chuyến đi của mình, chúng tôi đã có dịp tới thăm các mẹ Việt Nam anh hùng đang sống ở huyện đảo Lý Sơn và huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, thăm một số mẹ ở TP Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam… và không khỏi giật mình trước những ước mơ đau đáu rất giản dị và nhỏ bé của các mẹ.
Mẹ Việt Nam anh hùng có cần xây tượng 430 tỷ đồng?
Hãy chăm sóc những "tượng đài" còn sống. 
Ảnh: Tiengiang.gov
 
 Chồng hy sinh năm mẹ mới 37 tuổi, 10 năm sau ngày chồng mất, đứa con trai độc nhất cũng hy sinh, mẹ Trần Thị Phẩm, mẹ Việt Nam anh hùng duy nhất của huyện đảo Lý Sơn, nay đã 87 tuổi. Người mẹ nhỏ bé, gầy guộc ấy một ngày chi tiêu không quá 15.000 đồng. Mẹ phải để dành tiền lo cho đứa cháu họ nghèo đang học đại học và để góp vào quỹ khuyến học của xã "giúp cho tụi nhỏ có thêm tập vở đến trường".
Bới những hiểm họa rình rập bên trẻ nhỏ
Thực tế hàng chục học sinh ngày hai buổi bơi qua sông đến trường. Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào
Học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc, bản Hưng, xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, bơi qua dòng sông chảy xiết đến trường



Một học sinh giơ cao cặp sách lên đầu, hì hục bơi qua sông


Để có con chữ, các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng


Sau khi bơi qua dòng nước "tử thần" các em lại chỉnh tề trang phục để tới trường

Sáng 21.8, một số vị giáo sư, tiến sĩ, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh có cuộc gặp bày tỏ ủng hộ kiến nghị của ông Lê Trọng Sành và ông Mai Trọng Tuấn về việc không nên xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.

 

Trước đó, ông Lê Trọng Sành và ông Mai Trọng Tuấn đã có thư gửi đến các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ để kiến nghị không nên xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Ông Sành nguyên là Trưởng phòng Quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất còn ông Tuấn là cựu phi công Đoàn 919. Sau khi nhận thư kiến nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ GTVT: Lựa chọn hiệu quả nhất

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng do Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu ký, Bộ GTVT vẫn khẳng định cần thiết phải xây dựng thêm cảng hàng không hỗ trợ, thay thế sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành là lựa chọn hiệu quả nhất để xây dựng một cảng trung chuyển quốc tế có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, quá trình đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành dự kiến chia thành 3 giai đoạn. Trong đó giai đoạn đến năm 2020 hình thành CHKQT công suất 25 triệu hành khách/năm, đưa vào khai thác nhằm hỗ trợ việc quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất. Đến năm 2030 nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm. Giai đoạn sau năm 2030 nâng công suất lên 100 triệu hành khách/năm.

 


Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).

Ngày 8.7.2013, Bộ GTVT cũng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho báo cáo ầu tư dự án. Sau đó đã tiếp thu, chỉnh sửa và báo cáo Hội đồng thẩm định nhà nước. Cụ thể, phân kỳ đầu tư đến năm 2020 sẽ xây dựng cảng với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, với tổng mức đầu tư cho toàn bộ giai đoạn 1 khoảng 7,8 tỉ USD. Trong điều kiện khó khăn, nhu cầu đầu tư trước mắt khoảng 5,6 tỉ USD để có thể xây dựng ngay một đường cất hạ cánh và nhà ga để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách vào năm 2022.

Những con số "chưa tính đến"

Ông Lê Trọng Sánh (con trai ông Lê Trọng Sành), nguyên là kỹ sư hàng không, cho rằng Bộ GTVT khi đưa các phương án để so sánh tính khả thi chỉ đưa ra 2 phương án: Phương án 1 đầu tư tiếp tục vào sân bay Tân Sơn Nhất để đạt công suất 100 triệu khách/năm như sân bay Long Thành và phương án 2 là cải tạo sân bay Biên Hòa lên đạt công suất 100 triệu khách/năm. Tất nhiên cả 2 phương án này đều không khả thi so với phương án làm mới sân bay Long Thành vì số tiền phải trả cho đền bù giải tỏa quá cao. Điều này rất dễ hiểu nên kết luận Long Thành là phương án tối ưu cũng rất chính xác. Tuy nhiên, cần lưu ý phương án mà ông Sành và ông Tuấn đề nghị là khác hẳn.

Đó là, trước mắt nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất lên công suất 50 – 60 triệu khách/năm bằng cách xây thêm nhà ga mới tại khu đất đang làm dự án sân golf. Sau đó sẽ cải tạo sân bay Biên Hòa, xây dựng nhà ga để đảm bảo công suất 30 – 40 triệu khách/năm. Phương án này sẽ đỡ tốn kém vì không phải giải tỏa nhiều, cũng như không phải xây mới 4 đường băng, mỗi đường ước tính sẽ phải đầu tư cả tỉ USD.


Sân bay quốc tế Long Thành có quy mô lớn gấp 4 lần sân bay Tân Sơn Nhất sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn

Cũng theo ông Lê Trọng Sánh, hiện nay chúng ta có 4 sân bay quốc tế bao quanh Tân Sơn Nhất là Trà Nóc (Cần Thơ), Cam Ranh (Khánh Hòa), Liên Khương (Lâm Đồng) và Phú Quốc (Kiên Giang). Tổng công suất của các sân bay này đạt xấp xỉ 20 triệu hành khách/năm đến năm 2025 – 2030. Nếu tổ chức khai thác tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sân bay Tân Sơn Nhất và Biên Hòa. "Với phương án đầu tư sân bay quốc tế Long Thành, hành khách sẽ phải trả thêm chi phí di chuyển từ trung tâm TP.HCM đến sân bay Long Thành, dự tính sẽ khoảng 300.000 đồng/lượt/người, với 100 triệu hành khách mỗi năm, số tiền có thể lên đến hàng trăm triệu USD, đó là con số mà Bộ GTVT chưa tính đến", ông Sánh phân tích thêm.

"Thực ra, nếu chúng ta có đủ tiền và có quy hoạch đồng bộ, dài hạn thì việc đưa sân bay ra khỏi thành phố là việc cần làm. Tuy nhiên, do hiện nay đang phải chắt chiu từng đồng để xây dựng hạ tầng, thiết nghĩ nên dành vốn cho các công trình cần thiết hơn", ông Sánh đề nghị.

 


Cụm cảng hàng không Tân Sơn Nhất – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nhu cầu ảo ?

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không – Trường đại học Bách khoa TP.HCM, cho rằng cần phải cân nhắc 2 yếu tố trước khi quyết định đầu tư một dự án, đó là quy mô và thời điểm. Ông nói: "Nhu cầu chưa có, tương lai không chắc mà quy mô sân bay lớn quá, đầu tư trong thời điểm này là chưa phù hợp. Lập luận tôi đưa ra là không phải không đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, mà thời điểm hiện nay đưa vấn đề này ra là không nên. Có chăng trong tương lai xa, khoảng năm 2040 – 2050 may ra xem xét việc này mới là hợp lý".

Theo ông, đã có "nhu cầu ảo" khi đề cập việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, để nói sân bay Tân Sơn Nhất không đủ sức đón nhận nhu cầu ảo đó. Ông đề nghị Bộ GTVT công khai đầy đủ số liệu về lượng khách đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất và tính toán về lượng khách trong tương lai để xem cụ thể đến thời điểm nào thì sân bay Tân Sơn Nhất thực sự sẽ không thể đáp ứng nhu cầu.

Riêng TSKH Nguyễn Đăng Diệp, Phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp, thì đề nghị nên xem các bài học thực tế từ chuyện thua lỗ của Vinashin, Vinalines, từ chuyện Quốc hội đã không thông qua dự án đường sắt cao tốc, từ chuyện nhiều khu công nghiệp mới sử dụng 20%, 80% bỏ hoang… để rút kinh nghiệm cho vấn đề đầu tư sân bay Long Thành.

Hệ quả của nhóm lợi ích?

Theo Báo cáo đánh giá công tác xây dựng và quản lý quy hoạch của Bộ Xây dựng mới đây, trên cả nước hình thành quá nhiều khu kinh tế. Hiện có tới 44 khu kinh tế nằm ở ven biển và cửa khẩu với quy mô lớn.  Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, nhiều khu kinh tế vẫn chưa triển khai, những nơi triển khai rồi thì teo tóp, xin thu hồi dự án...

Lý giải điều này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, để xảy ra "hội chứng kinh tế" này trước hết là do sự phát triển thiếu tổ chức ở Việt Nam, khi quy hoạch chung thì chưa tính đến việc xây dựng bao nhiêu khu kinh tế, lựa chọn những địa điểm nào...

"Phải có những lý do kinh tế xác đáng, căn cứ vào đặc điểm của từng nơi, nhất là phải đặt trong tổng thể chung của toàn nền kinh tế Việt Nam. Đã có một thời gian dài Việt Nam phát triển quá nhiều khu công nghiệp, tới hàng trăm, rồi hàng trăm cảng biển. Tỉnh nào cũng muốn sân bay, trường đại học, casino, khu kinh tế... Cứ làm theo kiểu phong trào mà không có quy hoạch, không có bàn tay chỉ huy chung thì ắt dẫn đến tình trạng đó".

Một nguyên nhân khác được bà Lan chỉ ra, đó là các địa phương đều có suy tính trên lợi ích riêng của mình và nghĩ mình có thể làm được theo một quy mô hoành tráng, bất chấp điều kiện chung của cả nền kinh tế hoặc xem xét địa điểm của địa phương liệu có làm khu kinh tế được không, làm gì và làm có hiệu quả không.

"Kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế mang bóng dáng bao cấp, kế hoạch hoá theo kiểu ngân sách tập trung. Các tỉnh đều nghĩ mình có quyền đề ra dự án này, dự án khác để yêu cầu chi ngân sách. Ở đây có cả vấn đề về phân bổ nguồn lực nói chung, trong đó đặc biệt là ngân sách nước ta bị phân tán quá nhiều. Một mặt còn cơ chế xin cho tập trung vào Trung ương, mặt khác các địa phương, kể cả các ngành đều có thể dễ dàng xin thêm cái gì đó cho mình. Hệ quả là tỉnh nào cũng nghĩ nguồn lực của đất nước là vô hạn hoặc tỉnh mình cần phải được ưu tiên hàng đầu nên đẻ ra quá nhiều khu kinh tế.

Cũng cần nói rằng, những cơ quan ở Trung ương hoặc những người quyết định của Trung ương đã thiếu sự cứng rắn cần thiết để đặt lợi ích chung của cả nền kinh tế đất nước lên trên hết. Cũng có thể là vì mỗi địa phương có những lá phiếu nhất định nên Trung ương cứ nể vì họ, địa phương xin thì lại cho, cho chỗ này rồi lại phải cho chỗ khác", chuyên gia Phạm Chi Lan phân tích.

Đặc biệt, bà lưu ý rằng, hệ thống chạy lobby cho các dự án đang rất phát triển và có những nhóm lợi ích rất lớn trong đó. 

"Nếu những người tham gia vào các quyết định mà không đặt lợi ích chung lên trên, cứ để các lợi ích riêng, lợi ích cục bộ, địa phương chi phối thì không thể nào phát triển được đất nước một cách hiệu quả", bà Lan nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nói thẳng, việc phát triển khu kinh tế quá rầm rộ và có tính chất phong trào là hệ quả của một  thời được thúc đẩy bởi các nhóm lợi ích muốn phát triển khu kinh tế để ăn chênh lệch giá đất. 

"Họ đền bù cho nông dân thì thấp nhưng đất đưa ra cho các nhà đầu tư lại được đưa ra với giá cao. Có sự chia sẻ giữa nhà đầu tư và các quan chức có quyền quyết định nên họ ít tính toán đến khả năng thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài".

Thêm vào đó, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, việc nhiều dự án ở các khu kinh tế trở thành dự án treo, chậm triển khai là do những biến động trên thị trường đầu tư. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, đồng đô la theo đó cũng mạnh lên, cho nên các nhà đầu tư quốc tế thay vì đầu tư vào những nước khác đã quay về đầu tư vào Mỹ. Chính vì thế, kỳ vọng của các khu kinh tế không được đáp ứng và cần có sự điều chỉnh. 

Quá lãng phí, cần phải trừng phạt...

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc để cho các khu kinh tế nở rộ để rồi quá nhiều dự án treo là sự lãng phí vô cùng lớn về tài nguyên, tài sản của đất nước. 

Bà dẫn chứng: "Như đất đai chẳng hạn, vốn dĩ Việt Nam đất chật người đông, ngay cả nông nghiệp cũng có diện tích canh tác trên đầu người cũng thấp hơn rất nhiều nước khác trong khu vực, kể cả với Campuchia. Ở đây có liên quan đến vấn đề sở hữu đất đai. Do sở hữu toàn dân nên Nhà nước có thể thu hồi một cách dễ dàng, dẫu đền bù thấp cũng vẫn thu hồi được. Lạm dụng tình hình đó nên các cơ quan mới có thể thu hồi vô tội vạ đất đai của người dân để làm hết quy hoạch nọ đến quy hoạch kia. 

Chưa kể, còn lãng phí về tài chính và rất nhiều thứ khác. Đầu tư vào nhưng không có dự án nào vào, hoặc treo để đấy, chỉ có hạ tầng mà không có gì khác, ngay cả hạ tầng cũng nham nhở. Đấy là sự lãng phí vô cùng lớn!".

Vị chuyên gia này gay gắt cho rằng, lẽ ra phải có sự trừng phạt những nơi, những đơn vị để xảy ra tình trạng trên vì gây lãng phí cho đất nước, địa phương và người dân. Ngoài ra, phải quy trách nhiệm tất cả những bên liên quan.

"Trung ương đã quá chiều các địa phương, để cho phát triển quá nhiều hoặc bản thân Trung ương đã không có được quy hoạch hợp lý nên phải chịu trách nhiệm. Tương tự, địa phương tính toán không được đầy đủ, chu đáo, tạo ra thất thoát, mất mát. Còn chủ đầu tư đương nhiên cũng phải chịu trách nhiệm bởi đã làm ăn kinh tế thì phải tính, không thể làm kinh tế theo kiểu lợi thì họ được, còn thua thiệt thì đổ cho đất nước, tức đổ cho người đóng thuế khác phải gánh cho họ.

Phải bắt họ bồi thường, chịu trách nhiệm về kinh tế, chưa nói về sự trừng phạt về hành chính, chức vụ. Ai cũng biết làm các dự án bao giờ cũng đi kèm phần trăm. Phần trăm thì họ bỏ túi, còn thiệt hại đổ cho cả nền kinh tế, cho người dân gánh vác. Làm sao có thể như thế được?!".

Bởi những thiệt hại to lớn do "hội chứng khu kinh tế gây ra", TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh cần thiết phải có sự điều chỉnh các khu kinh tế, "kéo dài mãi miếng đất hoang hoá đó sẽ rất bất lợi".

Còn chuyên gia Phạm Chi Lan khẳng định, việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của các dự án chậm triển khai là hoàn toàn cần thiết. 

"Nếu để người ta tiếp tục giữ đất, giữ dự án mà không làm gì thì sự lãng phí, mất mát càng kéo dài hơn. Trên truyền hình đã chiếu hình ảnh những khu công nghiệp bây giờ trở thành chỗ để nuôi bò.

Ít nhất thu hồi những dự án hoàn toàn không có khả năng triển khai nữa rồi chính thức giao lại cho người dân để họ làm còn hiệu quả hơn. Hoặc nơi nào còn có nhu cầu của các doanh nghiệp về hạ tầng thì để cho họ làm, nhất là các cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đó có thể là những dự án nhỏ nhưng đừng chê. Kinh tế Việt Nam vẫn cơ cấu dựa trên doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhiều, đó là lực lượng tạo được nhiều việc làm nhất nên bao giờ họ cũng khổ sở về đất đai, tất cả những điều kiện cần thiết để làm ăn. Đừng khư khư giữ lại làm gì, vừa là quy hoạch treo vừa rất lãng phí, gây phản cảm, tạo cảm giác bất bình cho người dân", bà nói.

Những cảnh chướng tai gai mắt, phản cảm tại các lễ hội đầu năm đã được cảnh báo từ nhiều năm nay song năm nào cũng tái diễn, thậm chí có nơi còn nghiêm trọng hơn. Cứ đến lễ chùa, đền là lại thấy tình trạng "lạm phát" hòm công đức rồi tiền lẻ đặt la liệt khắp nơi, kể cả những nơi vốn rất cần sự trang trọng và tôn nghiêm như tượng Phật, thánh. Cảnh bát nháo, bệ rạc càng tệ hơn ở bên ngoài đền chùa miếu mạo, từ sự chèo kéo, cờ bạc, bói toán, ăn xin cho tới chen lấn, xô đẩy, tranh cướp lễ vật, mất vệ sinh...
 
Tranh cướp dẫn tới hỗn chiến ở Lễ hội đền Gióng
Cướp ấn, Hội Gióng, Đền Trần, cướp hoa tre
Đè đầu cưỡi cổ nhau để cướp Ấn đền Trần.
Những hình ảnh chen lấn như thế này không phải là chuyện lạ ở các lễ hội. Đã có nhiều đánh giá về nguyên nhân tha hóa của lễ hội để từ đó tìm giải pháp nhằm chấm dứt cảnh xô bồ, đưa lễ hội vào nề nếp văn minh nhằm phục vụ nhu cầu du Xuân, tâm linh của người dân. Ý kiến đưa ra rất phong phú và đa dạng song nhìn chung cho rằng đó là hậu quả của sự biến tướng lễ hội. Hầu hết các lễ hội vốn mang ý nghĩa tốt đẹp và là điểm đến hàng đầu của người dân địa phương cũng như du khách thập phương. Song về sau này, lễ hội ngày càng biến tướng và lễ hội càng nổi tiếng, được nhiều người biết tới thì càng khiến người ta phải bức xúc về những điều không hay cứ lặp đi lặp lại hết năm này sang năm khác.
Một phụ nữ ngất xỉu, được các du khách đưa vào nhà dân sơ cứu
Một phụ nữ ngất xỉu, được các du khách đưa vào nhà dân sơ cứu
Vậy xin hỏi các cơ quan quản lý, lãnh đạo nhà nước đang làm gì trước thực trạng này đã và đang diễn ra hàng năm? 


Tổng số lượt xem trang