Các nhà chuyên môn cho rằng việc xây dựng tượng đài là cần thiết, nhất là tượng ghi công mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng vấn đề đặt ra là tượng đài đó được xây như thế nào để có ý nghĩa trong tâm thức người Việt, chứ không phải thật to lớn.
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, mô hình bằng chất liệu xi măng, có tỉ lệ 1/1. |
Lớn nhất Đông Nam Á
Ngày 14-7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu là 81 tỉ đồng (vào tháng 8-2007).
Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên. Chính giữa khối tượng đài là chân dung bán thân mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, hai bên vách đá thể hiện gương mặt những người con…
Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất Đông Nam Á.
Nói về bản thiết kế và thi công mẫu tượng theo tỉ lệ 1/1, tác giả công trình cho biết: Nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều thấp nhất tại hai đầu vách là 6,8 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m, độ dày nhất tại chân dung là 21,6 m, độ mỏng nhất tại hai đầu vách là 8 m bằng chất liệu granit...
Trong lòng khối tượng là Nhà Tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 950 m2. Đây là nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hình ảnh về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…
Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn hình bán nguyệt có diện tích khoảng 981 m2.
Ngoài khối tượng chính, còn có 8 trụ biểu, có chiều cao 9 m, đường kính 1,65 m đặt tại quảng trường phía trước…
To lớn mới nói hết cái vĩ đại của mẹ?
Lý giải về việc nâng tiền đầu tư nói trên, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Do việc trượt giá và thay đổi thiết kế, chất liệu. Nếu giữ nguyên mức giá cũ đối với phần mỹ thuật thì đơn giá bình quân trên 1 m2 của tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cao 18 m dài cả trăm mét, lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á này chỉ bằng 2/3 đơn giá bình quân của các tượng đài khác".
Theo ông Đinh Gia Thắng: "Do chiều rộng của khuôn viên tượng đài tới 300 m nên tỉ lệ tượng đài chiếm non 1/3. Với biểu tượng này mới có thể nói hết cái vĩ đại của mẹ". Ông Đinh Gia Thắng thử làm một phép so sánh: "Tượng đài Mẹ tổ quốc đặt trên đồi Mamaev của Nga thiên về chiều cao (cao 150 m), trừ thanh kiếm thì còn khoảng 90 m, còn tượng của Việt Nam thiên về chiều ngang. Nếu phân tích ra cũng không biết cái nào lớn hơn cái nào hay là có khi nó ngang nhau".
Nói về ý tưởng xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, ông Thắng cho biết: "Tượng đài này xây dựng theo cảm thức Á Đông, xây dựng hình ảnh mẹ theo kiểu nhân hậu, hiền hòa, bao dung. Sức mạnh của bà mẹ Việt Nam là ở sự hiền hậu, bao dung đó. Nhìn biểu tượng này chúng ta cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc…".
Nặng nề, không gần gũi
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư TPHCM, ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng xét về mặt kiến trúc, hầu hết các tượng hoành tráng đặt ngoài trời trên thế giới đều mang tính chất tôn giáo. Còn hình ảnh về một người mẹ thường rất thân thuộc, cụ thể chứ không phải thần thánh, nếu chúng ta làm với tỉ lệ lớn sẽ mang tính áp đặt, nặng nề và không gần gũi.
Với một tượng đài như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, chỗ cao nhất là 18 m, chiều dài vòng cung tới 120 m… làm bằng granit nằm ở khoảng không. Với không gian này, có thể chúng ta chưa làm chủ được khối lượng granit, rất dễ tạo cảm giác khô khốc, chống lại thiên nhiên cho dù có đặt một cái hồ phía trước tượng đài thì cũng vậy, rất khó tạo cảm giác gần gũi.
Cần một tượng đài tâm thức!
Trái ngược với ý tưởng của họa sĩ Đinh Gia Thắng, một nhóm các nhà điêu khắc ở Hội Mỹ Thuật TPHCM cho rằng: "Giá trị nằm trong chính tinh thần của tác phẩm chứ không đơn thuần chỉ thấy ở nghĩa đen của nó: rộng, to về mặt kích thước".
Nhóm các nhà điêu khắc này cho biết: "Bất cứ một loại hình nghệ thuật nào ở Việt Nam cũng dựa trên tâm thức người Việt. Tư duy của người Việt không thích những cái gì hoành tráng, quá lớn. Cái hoành tráng nằm chính ở trong tinh thần của tác phẩm".
Phối cảnh tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Hoạ sĩ Đinh Gia Thắng |
"Đối với không gian và điều kiện kinh tế của nước ta nên có những tượng đài vừa tầm nhưng vẫn mang sức mạnh của ý chí. Tượng đài ở Côn Đảo là một ví dụ, sức mạnh về tinh thần không chỉ cho một thế hệ mà cho nhiều thế hệ.
Chúng ta không cứ phải dựng to theo kiểu Liên Xô hay Trung Quốc. Người Nga làm tượng lớn vì đó là một dân tộc lớn về lãnh thổ và về tầm vóc. Còn tư duy theo truyền thống của người Việt là cái lớn nằm trong cái nhỏ. Các cổng làng, đình, chùa của mình… đều nhỏ thôi nhưng hàm chứa trong nó những giá trị tinh thần rất lớn.
Điều đó không có nghĩa là cha ông ta không thể làm to, mà do điều kiện địa lý nóng ẩm, chưa làm xong rêu đã mọc, cộng thêm mưa bão nên người ta cần phải làm thế. Có những thứ càng rêu phong cổ kính càng đẹp nhưng đối với tượng đài bằng đá thì không những không đẹp mà còn mất tính thẩm mỹ của tượng đài" - các nhà chuyên môn phân tích.
Nhìn từ góc độ tinh thần, một nhà chuyên môn cho rằng từ Bắc vào Nam, các bà mẹ Việt Nam rất kiên cường nhưng hình ảnh đọng lại trong chúng ta là những bà mẹ có vóc người nhỏ bé, hom hem, ngồi ngoáy trầu, ngóng chờ con, không như bà mẹ ở nước Nga, còn trẻ, lực lưỡng giơ cao thanh kiếm, miệng thét lớn… Nếu vì bức bách một tượng nào đó nên bắt nhân vật phải như thế này, thế nọ là duy ý chí.
Chăm sóc "tượng đài mẹ" đang sống
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, cả nước còn khoảng 44.253 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hầu hết các mẹ đã ở vào độ tuổi 90, cái tuổi rất dễ ra đi trong hôm sớm. Trong chuyến đi của mình, chúng tôi đã có dịp tới thăm các mẹ Việt Nam anh hùng đang sống ở huyện đảo Lý Sơn và huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, thăm một số mẹ ở TP Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam… và không khỏi giật mình trước những ước mơ đau đáu rất giản dị và nhỏ bé của các mẹ.
Hãy chăm sóc những "tượng đài" còn sống. Ảnh: Tiengiang.gov |
Chồng hy sinh năm mẹ mới 37 tuổi, 10 năm sau ngày chồng mất, đứa con trai độc nhất cũng hy sinh, mẹ Trần Thị Phẩm, mẹ Việt Nam anh hùng duy nhất của huyện đảo Lý Sơn, nay đã 87 tuổi. Người mẹ nhỏ bé, gầy guộc ấy một ngày chi tiêu không quá 15.000 đồng. Mẹ phải để dành tiền lo cho đứa cháu họ nghèo đang học đại học và để góp vào quỹ khuyến học của xã "giúp cho tụi nhỏ có thêm tập vở đến trường".
Bới những hiểm họa rình rập bên trẻ nhỏ
Thực tế hàng chục học sinh ngày hai buổi bơi qua sông đến trường. Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào
Học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc, bản Hưng, xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, bơi qua dòng sông chảy xiết đến trường
Một học sinh giơ cao cặp sách lên đầu, hì hục bơi qua sông
Để có con chữ, các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng
Sau khi bơi qua dòng nước "tử thần" các em lại chỉnh tề trang phục để tới trường
0 nhận xét:
Đăng nhận xét