Chưa bao giờ TPHCM có một chiến dịch mừng 30/4 rầm rộ và xuyên suốt như hiện nay, từ việc chiếm hết tất cả pano outdoor quảng cáo trên khắp các trục đường, xoá ...các thương hiệu cả quốc tế lẫn ao làng; cho đến tổ chức lễ hội to vật; và công văn chỉ đạo các thuật ngữ xuyên suốt cho báo chí như "Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam (phẩy), thống nhất đất nước....
Bài bản thế nhưng dường như người dân chả mặn mà gì với nỗ lực của BTC, họ coi đó như là chuyện của ai ai. Bởi vì sao? Trong mắt người dân chỉ thấy phiền phức: từ việc cấm đường cả tháng trời khiến dân bất tiện cho đến việc điên rồ diễn tập ngay một chiều thứ sáu tan tầm, người không về nhà được, trẻ ốm không vô được bệnh viện lại lang thang ngoài đường khiến lòng dân căm phẫn hơn là tự hào. Chưa hết, vài hình ảnh hé lộ hậu trừờng của hình nhân thế mạng đồng cô bóng cậu cộng với con voi già béo như con heo, mông vuông như thùng rác khiến dân chúng té lăn ra cười rồi lại nổi điên sau khi nhận thức ra rằng họ đang xài ngân sách để làm những trò ấy!
Tất cả sự chống đối là hệ huỵ của bỏ hàng tỷ nhưng thiếu một tỷ làm truyền thông, không báo cáo công bố công khai mình đang làm gì? Dân được gì và nên làm thế nào để khỏi phiền cho dân. Vài bài báo CA dùng xe đặc chủng giúp đưa 2,3 bé vô bệnh viện chả là gì so với hàng ngàn bé lang thang vài tiếng đồng hồ giữa dòng kẹt xe khói bụi.
Bao nhiêu tiền chi cho một lễ hội, nhưng hình ảnh của tổ tiên lại bị hạ thấp khi ngồi trên các xe rác.



Hỏi dân có yêu nước không? Yêu chứ! Bọn nào xâm lược là oánh ngay. Bỏ vài tháng lương ủng hộ bộ đội là không tiếc. Thế nhưng, niềm tin yêu vào những nhà cầm quyền gần như về mo.
Một dự án khổng lồ như vậy, tôi ký là trên cơ sở tham mưu của các ngành từ dưới lên trên đầy đủ hết, nhưng... đã chồng và có thể gây lãng phí" - ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nói về việc ông ký Quyết định phê duyệt Dự án điện lưới chồng lên Dự án pin mặt trời.
Chồng là do tham mưu?
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều 11/4, liên quan hai dự án điện sáng phục vụ vùng sâu, vùng xa của Quảng Bình, có tổng vốn trên 640 tỷ đồng bị chồng nhau, có nguy cơ gây lãng phí gần 14 triệu USD vay của Hàn Quốc, ông Nguyễn Hữu Hoài cho rằng: Báo Tiền Phong nêu những vấn đề liên quan hai dự án là đúng, tỉnh sẽ tiếp thu và khắc phục. Tới đây, ông sẽ chỉ đạo cho kiểm điểm nghiêm túc những tập thể, cá nhân liên quan.
Dự án 14 triệu USD nguy cơ thành phế liệu: Chủ tịch tỉnh trần tình
Một trong nhiều Dự án pin mặt trời nhỏ lẻ như thế này sẽ bị tháo dỡ vì không đồng bộ với Dự án pin mặt trời vay của Chính phủ Hàn Quốc

Cũng theo ông Hoài, để xảy ra việc này là do các cơ quan tham mưu. Do tin tưởng cấp dưới, lại bận trăm công nghìn việc, ông không kiểm soát hết nên đã ký phê duyệt Dự án điện lưới chồng lên Dự án pin mặt trời.

"Tôi ký quyết định này là ký theo quy trình được các cơ quan chuyên môn họ làm đầy đủ, từ tư vấn, chủ đầu tư, Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định, rồi qua văn phòng mới đến tôi ký. Một dự án khổng lồ như vậy, tôi ký là trên cơ sở tham mưu của các ngành từ dưới lên trên đầy đủ hết, nhưng... đã chồng và có thể gây lãng phí" - ông Hoài nói.
Liên quan đến việc đề xuất cho tháo dỡ vật tư thiết bị của Dự án pin mặt trời cất vào kho khi Dự án điện lưới hoàn thành, và được UBND tỉnh Quảng Bình đồng ý, ông Hoài phân trần: "Cái này là do Sở Công Thương. Mà văn bản của Sở Công Thương, nói thật cái này là do Văn phòng xử lý mà không đến tay tôi. Văn bản đó không thể chấp nhận".
Khi được hỏi, với một dự án kéo điện lưới như ông nói là "khổng lồ" trải rộng trên địa bàn nhiều huyện, đặc biệt có một tuyến lên hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch đi qua Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng sao vẫn được ông phê duyệt?
Ông Hoài thừa nhận là mình đã sai và đang yêu cầu cơ quan chuyên môn làm bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường. "Đối với các Dự án đi qua vùng lõi của Di sản là phải có đánh giá tác động môi trường. Đó là quy định của Chính phủ rồi, nguyên tắc phải thế trước khi phê duyệt dự án. Báo viết, tôi tiếp thu để làm cho tốt" - ông Hoài nói.
Vẫn quyết tâm kéo điện lưới
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài

Tại cuộc trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng: Ông đã phát hiện việc Dự án điện lưới chồng lên Dự án pin mặt trời trước khi báo nêu và đã có chỉ đạo các ngành điều chỉnh. Và sau khi báo nêu, ông tiếp tục chỉ đạo các ngành điều chỉnh tiếp để phù hợp hơn, tránh lãng phí.
Trong thông báo ý kiến của Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài ngày 11/12/2014 (trước khi báo Tiền Phong nêu), Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình ghi rõ: Dự án pin mặt trời có ưu điểm là nguồn năng lượng sạch, cung cấp nguồn điện giá rẻ, tuy nhiên có nhược điểm là nguồn điện không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết... Dự án cấp điện lưới có ưu điểm là nguồn điện ổn định... 

Việc lồng ghép hai dự án là nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng dự án. Vì vậy, thống nhất chủ trương triển khai cả hai dự án cấp điện tại các địa bàn. Tuy nhiên, trước mắt Dự án pin mặt trời đã được đấu thầu và sẽ triển khai thi công trong quý I/2015.

Vì vậy yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo đơn vị tư vấn rà soát, điều chỉnh, trước mắt tập trung cấp điện cho các thôn bản điện lưới chưa đến được ở các xã khác, riêng hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch sẽ đưa vào thực hiện ở bước sau của giai đoạn I.
Còn sau khi báo nêu, ông Hoài tiếp tục chỉ đạo các ngành điều chỉnh theo hướng, vẫn kéo điện lưới lên những địa bàn đã có Dự án pin mặt trời, nhưng điện lưới chỉ để phục vụ sản xuất, còn điện mặt trời phục vụ chiếu sáng sinh hoạt của người dân.
"Trên một đơn vị địa phương có thể một lúc kéo hai nguồn nhưng vấn đề ở chỗ nó có đúng mục đích hay không thôi. Pin mặt trời là để chiếu sáng cho dân. Mà pin mặt trời là để phục vụ chiếu sáng bình thường trong sinh hoạt thôi, còn điện lưới ngoài phục vụ chiếu sáng dân sinh ra thì còn phục vụ sản xuất nữa. Tôi chỉ đạo, nếu điện lưới đến mà chỉ phục vụ chiếu sáng sinh hoạt thôi thì không nên, vì đã có pin mặt trời rồi" - ông Hoài nói.
Như vậy, theo chỉ đạo đối với các ngành của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình điều chỉnh Dự án điện lưới trước và sau khi báo nêu đều thể hiện quyết tâm kéo điện lưới đến những địa phương mà Dự án pin mặt trời đang triển khai.
Việc điều chỉnh có chăng là giãn tiến độ kéo điện lưới về cuối năm 2015, thay vì triển khai trong quý I/2015 ở hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch. Và người dân sẽ không được dùng điện lưới mà phải dùng điện mặt trời nếu chỉ để thắp sáng.
Theo ông Nguyễn Hữu Hoài, điện mặt trời chỉ có độ bền 20 năm, còn điện lưới thì lâu hơn nên cần phải kéo điện lưới. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, tới đây tỉnh sẽ xin ý kiến của Bộ Công Thương.
Như Tiền Phong đã thông tin, Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời tại Quảng Bình có tổng vốn gần 14 triệu USD vay của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đây được xem là Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam, khu vực triển khai kéo dài trên địa bàn 10 xã của 4 huyện.
Trong khi Dự án điện năng lượng mặt trời đang triển khai, ngày 16/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài ký Quyết định số 2908/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia với tổng số vốn 368 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, chồng lên hầu hết địa bàn thực hiện dự án điện năng lượng mặt trời.Việc làm này có nguy cơ gây lãng phí gần 14 triệu USD vay của Chính phủ Hàn Quốc. 

Tại phòng khám bệnh theo yêu cầu thuộc Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), người bệnh bị buộc phải làm thẻ ATM để nạp tiền trước vào tài khoản mới được khám.

Bệnh nhân được tư vấn phải mở tài khoản Vietinbank để thanh toán viện phí - Ảnh: Ngọc Thắng Bệnh nhân được tư vấn phải mở tài khoản Vietinbank để thanh toán viện phí - Ảnh: Ngọc Thắng
Bà Trần Thị Thu (ở Thái Bình), vừa đến khám bệnh ở Bệnh viện (BV) Bạch Mai, kể lại: "Họ bảo tôi phải nộp tạm ứng 2 triệu đồng vào tài khoản của Ngân hàng TMCP Công thương VN (Vietinbank) thì mới được khám. Nhưng bệnh nhân quá đông nên việc làm thẻ ATM (tại BV) mất rất nhiều thời gian, có hôm phải đợi đến cả giờ đồng hồ vẫn không làm được thẻ, phải quay lại vào hôm khác, rất vất vả".
Không thể lấy hết tiền thừa
Theo bà Thu, khi nạp 2 triệu đồng, nhân viên làm thẻ ngân hàng nói nếu khám bệnh xong còn dư tiền thì ra cây ATM rút lại toàn bộ số tiền dư, nhưng thực tế lại không phải vậy. "Tôi khám 12 loại dịch vụ hết tổng cộng 709.000 đồng, tôi ra cây ATM rút số tiền còn lại nhưng rút đến khi còn lại 70.450 đồng thì không thể rút được nữa", bà Thu khẳng định.
Tương tự, bệnh nhân Đ. (ở Hà Nội) đến khám ở BV Bạch Mai được yêu cầu nộp 1 triệu đồng vào tài khoản ATM của Vietinbank. Khám xong, ông Đ. rút tiền dư đến khi còn 125.000 đồng thì không rút được nữa. Ngày 1.4, chúng tôi cùng ông Đ. đến cây ATM của Vietinbank (đặt tại tầng 4 BV Bạch Mai) để rút thử trước sự chứng kiến của nhiều người thì máy báo không rút được số tiền 125.000 đồng còn lại trong tài khoản.
Khác với bà Thu và ông Đ. vốn chưa từng sử dụng thẻ ATM, anh N.Đ.M (ở Hà Nội) đã dùng thẻ ATM từ lâu của Ngân hàng Vietcombank và Techcombank, nhưng cũng gặp khó khi đến khám tại BV Bạch Mai. Bởi anh phải mở thêm tài khoản Vietinbank mới có thể thanh toán viện phí.
"Thông thường sử dụng thẻ thanh toán của một ngân hàng bất kỳ có thể thanh toán một số dịch vụ khác nhau tại các điểm có chấp nhận thanh toán trực tuyến, nhưng không hiểu tại sao BV Bạch Mai lại chỉ chấp nhận thanh toán cho mỗi thẻ ATM của Vietinbank?", anh M. thắc mắc.
Bệnh nhân không có quyền lựa chọn (?)
Trả lời tình trạng trên, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc BV Bạch Mai, cho biết BV đang thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh để giảm bớt thủ tục. "Bệnh nhân khi đến bộ phận khám bệnh theo yêu cầu đều có thể lựa chọn 2 phương án thanh toán bằng tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt", ông Hiền nói.
Cũng theo ông Hiền, hiện nay hệ thống thanh toán của Vietinbank mà BV đang sử dụng có liên kết với tất cả các ngân hàng trên toàn quốc, vì vậy bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng được các loại thẻ Visa, Master Card của các ngân hàng mà Vietinbank liên kết, chứ không có chuyện độc quyền.
Thế nhưng, hôm 3.4, trong vai người nhà bệnh nhân, chúng tôi đến khu khám bệnh theo yêu cầu của BV Bạch Mai, cô nhân viên ngồi ở bàn tư vấn khẳng định người bệnh bắt buộc phải mở tài khoản và làm thẻ ATM Vietinbank (miễn phí) thì mới được vào khám bệnh. "Đây là yêu cầu bắt buộc của quy trình khám chữa bệnh tại đây", cô nhân viên nói.
Ông Phạm Anh Xuân, Phó trưởng ban Thông tin và truyền thông Ngân hàng Vietinbank, cho biết dùng thẻ ATM thanh toán viện phí được BV Bạch Mai và Vietinbank ký kết hơn một năm nay. Tính đến tháng 6.2014, tại BV Bạch Mai, Vietinbank đã phát hành thẻ cho trên 110.000 bệnh nhân. Còn việc người bệnh phản ánh không thể rút hết số tiền trong thẻ ATM sau khi khám bệnh còn dư, theo ông Xuân số tiền dư 50.000 đồng không rút hết được là do "quy định" của ngân hàng.

Truyền thông Hàn Quốc liên tục đưa tin về cuộc điều tra nghi án Công ty xây dựng và kỹ thuật (E&C) thuộc Tập đoàn thép Posco lập quỹ đen trái phép ước tính 10 tỉ won (hơn 197 tỉ đồng) cho các dự án đường cao tốc tại VN.

Đường cao tốc trước nghi án  'quỹ đen' - ảnh 1Cao tốc Lào Cai - Nội Bài cũng có sự tham gia của Posco
Đường cao tốc trước nghi án  'quỹ đen' - ảnh 2Một hạng mục công trình trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị phát hiện "rút ruột" 
cuối năm 2013
Cụ thể, tờ The Korea Times dẫn lời giới công tố Hàn Quốc cho rằng một số lãnh đạo Posco E&C phụ trách các dự án ở Đông Nam Á đã câu kết với các nhà thầu phụ Hàn Quốc để kê khống chi phí xây dựng đường cao tốc và lấy tiền chênh lệch nhằm lập quỹ đen.
Dùng để "lại quả"

Cuối tháng 12.2013, giới truyền thông đã đăng loạt bài Rút ruột đường cao tốc, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) vào cuộc kiểm tra và đã buộc nhà thầu nhổ các trụ bê tông xi măng tôn lượn sóng không đảm bảo chất lượng lên làm lại.
"Ban quản lý đã yêu cầu nhà thầu phải nhổ các trụ bê tông được thi công trong khoảng thời gian tháng 11.2013 lên làm lại ngay (ước khoảng 2 km/9,8 km đã được thi công xong - PV). Có thể sẽ khắc phục không kịp trước khi tổ chức lễ thông xe nhưng bắt buộc phải làm lại cho đúng thiết kế", ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Ban Quản lý đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trả lời Thanh Niên vào thời điểm đó.  
Posco cho hay đã phát hiện quỹ đen trong cuộc thanh tra nội bộ trước đó và khẳng định nó được dùng để "lại quả" cho các nhà thầu ở VN. Tuy nhiên, giới công tố Hàn Quốc đang điều tra khả năng chuyện quỹ đen là "sai phạm có hệ thống" của Posco và một phần tiền bất chính đã được chuyển về Hàn Quốc, dù cáo buộc này đã bị tập đoàn bác bỏ.
Theo The Korea Times, để phục vụ điều tra, nhà chức trách đã cấm xuất cảnh đối với cựu Chủ tịch Posco Chung Joon-yang, một số cựu lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm của tập đoàn. Trước đó, các nhà điều tra hôm 13.3 đã lục soát văn phòng chính của Posco E&C tại thành phố Incheon và nhà của một số lãnh đạo công ty này. Đến ngày 17.3, văn phòng của 3 nhà thầu phụ của Posco E&C bị lục soát, trong số này có Công ty xây dựng Heungwoo Industrial. Theo giới công tố, Posco E&C nhận tiền lại quả khoảng 4 tỉ won từ 2 công ty con của Heungwoo Industrial trong một dự án đường cao tốc ở VN từ năm 2009 - 2012. Heungwoo Industrial mở rộng kinh doanh sang VN bằng cách lần lượt lập 2 công ty con Heungwoo Vina và Yongha Vina vào tháng 7.2009 và tháng 1.2010 để cung cấp vật liệu cho dự án xây dựng đường cao tốc ở VN.
Theo Korea JoongAng Daily, Văn phòng công tố quận trung tâm Seoul ngày 24.3 ban hành lệnh tạm giam cựu giám đốc họ Park của Posco E&C bị tình nghi đóng vai trò chủ yếu trong việc lập quỹ đen tại chi nhánh của công ty ở VN. Ông này đã thừa nhận mọi trách nhiệm nhưng vẫn đang bị thẩm vấn để xác định xem còn ai đứng phía sau hay không. Ông Park còn bị cáo buộc biển thủ 4 tỉ won từ quỹ đen khi còn lãnh đạo chi nhánh của Posco E&C ở VN trong giai đoạn 2009 - 2012. Giới công tố được cho là đã nắm bằng chứng cho thấy Park đã chuyển số tiền biển thủ về Hàn Quốc, có thể tới tay của một số lãnh đạo Posco, chính trị gia và quan chức cấp cao dưới thời của chính quyền Tổng thống Lee Myung-bak, theo Korea JoongAng Daily.
Trúng nhiều gói thầu lớn
Chiều 3.4, tại cuộc họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ quý 1, lãnh đạo Bộ GTVT đã thông tin về hàng loạt vấn đề liên quan đến các dự án ODA có dấu hiệu tiêu cực.
Trả lời câu hỏi của nhiều PV về việc một số lãnh đạo Tập đoàn thép Posco (Hàn Quốc) bị cáo buộc đã lập một quỹ đen lên tới gần 200 tỉ đồng bằng cách thông đồng với các nhà thầu phụ ở địa phương để thổi phồng các chi phí xây dựng đường cao tốc ở VN giai đoạn 2009 - 2012, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết đã nắm được thông tin qua báo chí nhưng chưa nhận được thông tin từ Hàn Quốc.
Ông Trường xác nhận Posco đã trúng nhiều gói thầu lớn tại các dự án đường cao tốc tại VN. Cụ thể, tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng mức đầu tư 1,2 tỉ USD từ vốn của ADB do Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) làm chủ đầu tư, Posco đã trúng 3 trong tổng số 8 gói thầu. Dự án này đã được triển khai từ năm 2009 và vừa hoàn thành vào cuối năm ngoái. Ngoài ra nhà thầu này còn trúng 2 gói thầu khác trong dự án đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây ở phía nam.
"Các gói thầu của dự án được nhà tài trợ kiểm tra, kiểm soát, có thư phản hồi là dự án thực hiện đúng quy định quốc tế. Nhìn chung là gói thầu giảm ít nhất là 15%, nhiều là 30% so với mức giá ban đầu. Trong quá trình thực hiện, VEC thay mặt Bộ GTVT làm chủ đầu tư, đã triển khai lập dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn thiết kế, đấu thầu, xây lắp... Các thủ tục quản lý đầu tư được tiến hành nghiêm ngặt. Qua đánh giá sơ bộ của Kiểm toán Nhà nước thì các dự án đều thực hiện đúng quy trình đề ra" - ông Trường nói và giải thích thêm: "Việc Posco dùng quỹ này để thanh toán cho các nhà thầu phụ là việc của Posco, Bộ GTVT và VEC không can thiệp. VEC chỉ thanh toán theo khối lượng được tư vấn giám sát và ADB chấp thuận".
Chủ động vào cuộc hay "ngồi chờ" ?
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên, việc báo chí quốc tế đưa thông tin trên đã và đang ảnh hưởng đến uy tín ngành giao thông, Bộ GTVT có chủ động đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc hay "ngồi chờ" thông tin chính thống, ông Trường nói: "Trong bối cảnh VN đang chống tiêu cực trong mọi hoạt động thì thông tin nói trên đang khiến dư luận quan tâm. Về việc này Bộ đã chủ động giao cho VEC rà soát các điều khoản hợp đồng, điều khoản thanh toán với Posco trong trường hợp phía Hàn Quốc yêu cầu cung cấp. Bộ sẽ có thông tin cụ thể khi có nguồn chính thức từ phía Hàn Quốc".
Liên quan đến câu hỏi về việc nhà tài trợ JICA yêu cầu hoàn trả số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn với Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói: Vụ Tập đoàn JTC đưa hối lộ vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên khoản tiền này chắc chắn sẽ phải hoàn trả bởi đây là thông lệ. "Nếu dự án được thực hiện từ đầu đến cuối không vấn đề gì thì nguồn vốn thanh toán bình thường. Tuy nhiên, khi nhà tài trợ cấp cho chúng ta tiền để làm thiết kế cho dự án mà hiện dự án đang tạm dừng, nhà tài trợ yêu cầu phải hoàn tiền thiết kế, khi nào dự án tiếp tục thì họ tiếp tục cho vay. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng", ông Trường nói.
Thứ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết đến thời điểm này Bộ chưa nhận được thông tin nào về việc Công ty Louis Berger Group (LBG, Mỹ) bị nghi là liên quan đến hành vi hối lộ trong việc thực hiện 2 dự án Giao thông nông thôn 3 và Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên ở TP.Đà Nẵng.

Liên quan đến vụ việc UBND thành phố Thanh Hóa quy hoạch khu dân cư rồi bán đất cho người dân xây nhà ngay trong hành lang thoát lũ và bảo vệ đê

ông Đào Trọng Quy - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, ngày 18/3, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có buổi làm việc với UBND thành phố Thanh Hóa liên quan đến sự việc quy hoạch khu dân cư tại xã Hoằng Anh.

Một trong 4 hộ dân được thành phố Thanh Hóa bán đất trong hành lang thoát lũ.
Một trong 4 hộ dân được thành phố Thanh Hóa bán đất trong hành lang thoát lũ.

Lý giải về sự việc tại sao UBND thành phố Thanh Hóa lại phê duyệt quy hoạch khu dân cư ngay trong hành lang thoát lũ và bảo vệ đê, ông Quy thừa nhận việc quy hoạch khu dân cư này là không đúng và ông cũng không ngờ mặt bằng quy hoạch lại nằm trong hành lang bảo vệ đê?

"Mặt bằng tại xã Hoằng Anh được lập trước khi chuyển từ huyện Hoằng Hóa về thành phố (tháng 2/2012). Khi chuyển về thành phố thì mới lập hồ sơ rồi quyết định phê duyệt, các Sở liên quan và cả tỉnh cũng cho ý kiến đồng ý để lập khu dân cư nên thành phố mới triển khai làm", ông Quy nói.

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ngay cạnh tuyến đê hữu sông Lạch Trường (QL 10) đoạn K1+100 - K1+380 xã Hoằng Anh, thành phố Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch khu dân cư tại đây và phân lô bán đất cho người dân. Theo đó, trong tổng số 9.753,7m2 đất tại đây, UBND thành phố và xã Hoằng Anh đã chia thành 56 lô đất rồi tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Có 19/56 lô đất đã được đấu giá thành công với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Trong số 19 hộ đấu giá mua đất thì có 4 hộ đang tiến hành xây dựng nhà ở. Việc này đã vi phạm vào Luật đê điều và Luật phòng chống thiên tai ở Khoản 5, khoản 10 Điều 7 Luật đê điều và Khoản 2, Điều 12 - Luật phòng chống thiên tai.

Hạt quản lý đê điều thành phố Thanh Hóa đã lập biên bản vi phạm, đình chỉ xây dựng và đề nghị UBND xã Hoằng Anh xử lý và có báo cáo lên Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão, Sở NN&PTNT Thanh Hóa. Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã có văn bản gửi UBND thành phố Thanh Hóa và tỉnh Thanh Hóa về sự việc trên. Tuy nhiên, việc xây dựng trái phép và vi phạm luật của các hộ dân ở đây vẫn chưa được dừng lại.

Một trong 4 hộ dân được thành phố Thanh Hóa bán đất trong hành lang thoát lũ.
Vi phạm Luật đê điều và Luật phòng chống thiên tai, UBND TP Thanh Hóa cho dân xây dựng nhà khang trang ngay bên đê, trong hành lang thoát lũ.

Sau khi Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vào cuộc để làm rõ vụ việc này, về hướng xử lý sự việc, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho hay: "Sẽ có hai hướng xử lý, một là thành phố sẽ báo cáo UBND tỉnh, đề nghị tỉnh xem xét nếu được thì tiếp tục triển khai. Thứ hai là nếu không được tỉnh đồng ý thì mặt bằng khu dân cư xã Hoằng Anh sẽ dừng lại, trả lại tiền cho người dân đã mua đất và tháo dỡ các công trình người dân xây dựng".

Hai phương án mà chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa đưa ra liệu đã nghĩ đến lợi ích của người dân hay chưa, một là tiếp tục mà không quan ngại tới an nguy của những căn hộ dân ngay bên đê, hai là công trình người dân bỏ tiền của và công sức để xây dựng sẽ bị phá bỏ, ngân sách đền bù từ đâu, hay lại lãng phí công quỹ nhà nước chỉ vì sự tắc trách của chính quyền.

Tổng số lượt xem trang